Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác

Đọc đoạn trích sau:

Đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:


– Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?

Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:

– Co…o…ó…!

Từ phút giây đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một…

(Võ Nguyên Giáp kể, Nguyễn Hữu Mai ghi,

Những năm tháng không thể nào quên)

. (Chú ý so sánh: Trước 1945, người đứng đầu nhà nước có xưng hô với người dân của mình như vậy không?)

3
3 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    Trước cách mạng tháng tám 1945, đất nước ta còn là một nước phong kiến, người đứng đầu nhà nước là vua, xưng với dân chúng là “Trẫm”. Việc Bác, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, xưng “tôi” và gọi dân chúng là “đồng bào” tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết, tạo sự thân mật giữa người nói với người nghe.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 21/09/21
    • Song Tử
      Song Tử

      - Trước cách mạng tháng tám 1945, nước ta là một nước phong kiến, nhà vua xưng trẫm với dân chúng để thể hiện sự uy nghi, cách biệt. Việc Bác Hồ, chủ tịch nước xưng là tôi, gọi dân chúng là đồng bào tạo cảm giác gần gũi, thân thiết giữa người nghe với người nói.

      - Cách xưng hô này đánh dấu mối quan hệ mới giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.

      0 Trả lời 21/09/21
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        Bác xưng là tôi và gọi dân chúng là đồng bào tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết với người nói, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.

        0 Trả lời 21/09/21

        Văn học

        Xem thêm