Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đại từ là gì?

Đại từ là nội dung được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 1. Đại từ được sử dụng rất phổ biến trong văn phong cũng như trong lời nói hằng ngày. Để giúp các bạn hiểu thêm về Đại từ, VnDoc giới thiệu tới các bạn tài liệu Đại từ là gì. Trong bài viết sẽ giúp các em hiểu định nghĩa về Đại từ, cách phân loại Đại từ. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Đại từ là gì?

Là một dạng thay thế cho một danh từ, động từ, tính từ… để chỉ một sự vật hoặc sự việc cụ thể, có hoặc không có từ hạn định. Đại từ rất dễ nhầm với danh từ nếu các bạn không đọc và hiểu rõ câu và cú pháp. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản về đại từ trong Tiếng Việt.

2. Phân loại đại từ

Nếu chỉ xét về ngữ pháp Tiếng Việt thì đại từ được chia thành 3 loại chính gồm:

Đại từ dùng để đặt câu hỏi

Loại đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác. Ví dụ như Ai?, gì?, ở đâu?, tại sao?. Có thể chia loại này thành đại từ hỏi số lượng, hỏi về chất lượng, hỏi nguyên nhân, kết quả…

Đại từ nhân xưng

Là loại đại từ dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ… và còn gọi là đại từ chỉ ngôi, cụ thể có 3 ngôi chính gồm:

  • Ngôi thứ nhất để chỉ người nói, nó tương đương với danh từ. Ví dụ: “Tại sao họ không tới đúng giờ?” Ta thấy đại từ ở đây là “ họ”.
  • Ngôi thứ hai để chỉ người nghe.
  • Đại từ ngôi số 3 là đại từ được người thứ nhất và thứ hai nói đến.

Các loại đại từ khác

Ngoài 2 loại đại từ chính trên, trong ngữ pháp Tiếng Việt có thể sử dụng danh từ làm đại từ xưng hô. Trong đó 2 loại chính là đại từ chỉ quan hệ xã hội và đại từ chỉ chức vụ.

  • Đại từ chỉ quan hệ xã hội: Các mối quan hệ xã hội và gia đình thường dùng danh từ làm đại từ để xưng hô. Ví dụ như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác… Quan trọng là biết phân biệt và sử dụng đúng người đóng vai trò có quan hệ ra sao thì sử dụng danh từ để chỉ ngôi cho chính xác.
  • Đại từ chỉ chức vụ: Là những chức vụ trong cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp như giám đốc, thư ký, chủ tịch…

3. Đại từ trong chương trình Ngữ văn 7

Theo chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 thì đại từ được chia thành 2 loại gồm đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.

Đại từ để trỏ

Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:

  • Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
  • Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
  • Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…

Đại từ để hỏi

Để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng câu hỏi nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định.

Gồm các loại chính là:

  • Đại từ để hỏi người, vật: Gồm các từ như ai, gì, đâu, sao…
  • Đại từ để hỏi số lượng: Như Bao nhiêu, bấy nhiêu…

Kết luận: Đại từ thường dễ nhầm với danh từ, tuy nhiên nếu bạn tiếp xúc nhiều sẽ phân tích đươc đâu là đại từ.

4. Một số ví dụ và bài tập về đại từ trong chương trình Ngữ Văn 7

Câu 1: Sắp xếp đại từ trỏ người, trỏ vật theo bảng:

NgôiSố ítSố nhiều
Ngôi thứ nhấtTôiChúng tôi
Ngôi thứ haiMày, cậu, bạnChúng mày, các cậu, các bạn
Ngôi thứ 3Nó, hắn, yChúng nó, họ

Nghĩa của đại từ “mình” trong câu “cậu giúp đỡ mình với nhé!” có gì khác nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao “Mình về tay có nhớ chăng; Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.” Gợi ý: Đại từ trong câu đầu tiên là ngôi thứ nhất, từ “mình” trong câu này tương tự như “tôi, tớ”. Từ “mình” trong câu ca dao là ngôi thứ hai, tương tự như “bạn”, “mày”.

Câu 2: Đặt câu với những từ "ai, sao, bao nhiêu" để trỏ chung:

Ai cũng vui mừng vì chiến thắng của đội tuyển Việt Nam.

Sao con không ăn cơm?

Sau bao nhiêu năm xa cách, chúng tôi đã hội ngộ nhau.

Câu 3: Từ ngữ Việt Nam rất phong phú, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau thì nó lại mang nghĩa khác nhau, cần cân nhắc theo từng hoàn cảnh, đối tượng người dùng giao tiếp để lựa chọn đại từ phù hợp. Khi đối chiếu với các bạn cùng tuổi, cùng lớp nên dùng: tôi – cậu, tớ – cậu, mình – bạn hoặc xưng tên.

Ví dụ:

Lan cho Phượng mượn quyển truyện nhé.

Tớ có món quà muốn tặng cho cậu.

Khi đối chiếu với những hiện tượng kỳ lạ thiếu lịch sự thì em cần góp ý nhẹ nhàng với bạn, tránh những lời nói nặng nề khiến bạn tự ái. Đồng thời, đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, đoàn, đội tổ chức các trào lưu rèn luyện văn hóa truyền thống, nói lời hay thao tác làm việc tốt,…

Câu 4: So sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm của đại từ xưng hô trong tiếng việt và ngoại ngữ (tiếng Anh).

Số lượng: từ xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơn trong tiếng Anh. Trong tiếng anh đại từ ngôi thứ hai chỉ dùng “you”, trong lúc tiếng Việt lại dùng rất nhiều tư như anh, chị, bạn, dì, cô,…

Ý nghĩa biểu cảm: Có mức giá trị biểu cảm cao, tùy vào từng hoàn cảnh và sắc thái.

Ngôi thứ nhất, thứ haiTiếng ViệtTiếng Anh
Bạn bè lúc bình thườngCậu – tớI – you
Bạn bè lúc tính khí khó chịuTao – màyI – you
Con gái lớn tuổi hơnChịyou
Con gái nhỏ tuổi hơnEmyou

.......................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Đại từ là gì? Đây là những kiến thức cơ bản nhất về đại từ các bạn cần phải nhớ để có thể nhận biết đại từ cũng như biết cách sử dụng đại từ.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo Ngữ văn lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ văn 7, Trắc nghiệm văn 7, soạn bài Ngữ văn 7 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 7.

Để học tốt môn Văn lớp 7, mời các bạn truy cập chuyên mục: Ngữ Văn 7 của VnDoc. Chuyên mục này được chúng tôi tổng hợp những tài liệu thiết yếu nhất, như văn mẫu, soạn văn 7, soạn bài ngắn gọn và siêu ngắn. Mời các bạn tham khảo

Đánh giá bài viết
110 18.600
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm