Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm và các nguồn vốn đầu tư

Khái niệm và các nguồn vốn đầu tư được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và các nguồn vốn đầu tư

Khái niệm nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu trung của nhà nước và xã hội.

Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư. Theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng thì vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh – dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực kinh tế mới cho xã hội.

Một cách ngắn gọn thì vốn đầu tư là toàn bộ chi phí cho hoạt động đầu tư nhằm đưa dự án vào khai thác, sử dụng:

Vốn đầu tư có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Vốn đầu tư bằng tiền: bao gồm tiền và các chứng chỉ có giá trị như tiền.

- Vốn bằng tài sản hữu hình: như đất, tài nguyên, nhà xưởng, tư liệu sản xuất…

- Vốn đầu tư vô hình: bằng phát minh, sáng chế, uy tín thương hiệu, lợi thế…

Các nguồn huy động vốn đầu tư

Để phù hợp với phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ chế độ hành chính bao cấp sang hạch toán kinh doanh XHCN, vốn đầu tư có thể được phân theo nhiều cách khác nhau.

- Theo hình thức sở hữu vốn: Bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách thuộc sở hữu Nhà nước (kể cả vốn viện trợ, vốn vay cân đối trong ngân sách và phần tín dụng Nhà nước từ ngân sách cho vay...), vốn đầu tư của các tổ chức tập thể (vốn vay tín dụng, vốn huy động cổ phần...), vốn của cá nhân...

- Theo nguồn hình thành: Bao gồm vốn tín dụng, nguồn vốn cấp phát từ ngân sách, nguồn vốn viện trợ, vốn vay nước ngoài, vốn huy động từ nhân dân, vốn liên doanh liên kết...

Tóm lại dù phân chia vốn đầu tư theo hình thức nào thì vốn đầu tư cũng gồm các loại sau:

Vốn ngân sách Nhà nước:

Vốn đầu tư từ ngân sách là một bộ phận của thu nhập quốc dân nằm trong ngân sách trung ương hay địa phương. Sau khi đã tính toán cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng của xã hội, được đưa vào để tái sản xuất mở rộng thông qua hoạt động đầu tư XDCB. Nguồn vốn ngân sách được hình thành từ thu nhập quốc dân, vốn chính phủ vay nước ngoài để đầu tư, vốn viện trợ.

Vốn ngân sách Nhà nước được đầu tư cho những công trình sản xuất then chốt của nền kinh tế, những công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, một số công trình vì sự nghiệp văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật quan trọng, công trình an ninh quốc phòng và quản lý Nhà nước.

Vốn tín dụng đầu tư:

Bao gồm vốn tín dụng đầu tư Nhà nước và vốn tín dụng đầu tư Ngân hàng.

Vốn tín dụng đầu tư dùng để:

+ Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, đổi mới kỹ thuật - công nghệ các công trình sản xuất kinh doanh dịch vụ có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng đầu tư và phát triển.

+ Những công trình thuộc các mục tiêu trọng điểm của Nhà nước thì được ưu tiên vay tín dụng đầu tư với lãi suất khuyến khích.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị sản xuất kinh doanh:

Được hình thành từ các nguồn vốn đầu tư XDCB của bản thân các đơn vị đó, từ lợi nhuận còn lại, từ quỹ khấu hao, tiền thanh lý, nhượng bán tài sản...

Vốn vay nước ngoài: Là nguồn vốn được hình thành từ:

- Vốn do Chính phủ vay theo hợp đồng ký kết với nước ngoài.

- Vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp vay của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Vốn do ngân hàng đầu tư phát triển đi vay.

Vốn vay nước ngoài của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ do đơn vị tự đi vay, tự trả nợ và lãi vay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trường hợp các tổ chức, cá nhân nước ngoài yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thì ngân hàng thẩm tra dự án vay và chấp nhận bảo lãnh số vốn vay nếu dự án đó đảm bảo được các điều kiện trả nợ.

Vốn viện trợ:

Vốn viện trợ là vốn của Chính phủ, các tổ chức và các cá nhân nước ngoài tài trợ dưới hình thức cho không để thực hiện các dự án XDCB. Vốn này được ghi vào ngân sách Nhà nước để quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, đối tượng và quy chế quản lý đầu tư của Nhà nước.

Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài:

Là số vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam bằng ngoại tệ hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập các doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Vốn huy động của nhân dân và các thành phần kinh tế khác:

Vốn huy động có thể là tiền, nguyên vật liệu hoặc công lao động được sử dụng vào các công trình, lĩnh vực đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân người góp vốn, như xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi công cộng khác.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và các nguồn vốn đầu tư về sự hình thành và mục tiêu sử dụng thì vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh – dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực kinh tế mới cho xã hội...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm và các nguồn vốn đầu tư. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của các môn học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm