Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp đo lường rủi ro

VnDoc xin giới thiệu bài Phương pháp đo lường rủi ro được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Phân tích xác suất

Phân tích xác suất cụ thể hóa mức phân bổ xác suất cho mỗi rủi ro và xem xét ảnh hưởng của rủi ro tác động đến toàn bộ dự án. Đây là phương pháp phân tích định lượng thường sử dụng trong phân tích rủi ro, đặc biệt sử dụng kỹ thuật lấy mẫu. Phương pháp này dựa vào sự tính toán ngẫu nhiên các giá trị trong các phân phối xác suất nhất định, được mô tả dưới ba dạng ước lượng là tối thiểu, trung bình và tối đa. Kết quả của dự án là sự kết hợp của tất cả các giá trị được lựa chọn cho mỗi mức rủi ro. Sự tính toán này được lặp lại một số lần khá lớn để nhận được phân bố xác suất cho kết quả dự án.

2. Phương sai và hệ số biến thiên

Phương sai (là trung bình cộng của bình phương các độ lệch giữa lượng biến với số trung bình của lượng biến đó).

Hệ số biến thiên cho biết mức độ rủi ro tính trên một đơn vị tỷ suất đầu tư.

Khi so sánh hai dự án đầu tư, hệ số biến thiên của dự án nào lớn hơn thì dự án đó có độ rủi ro cao hơn. So với chỉ tiêu độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên đã phản ánh sự ảnh hưởng đồng thời của cả độ lệch tiêu chuẩn và tỷ suất đầu tư bình quân.

3. Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích nhằm xác định mức độ thay đổi của nhân tố kết quả (ví dụ, NPV và tỷ lệ hoàn vốn) khi thay đổi một mức nhất định những biến đầu vào quan trọng, trong khi cố định những biến khác.

Khi xem xét các dự án người ta thường dùng chỉ tiêu NPV để nghiên cứu. Để tính NPV cần phải biết doanh thu và chi phí hay cần biết số lượng sản phẩm và giá cả của chúng. Nhưng những tham số này đều biến động, mức độ biến động của chúng khác nhau, do vậy dẫn đến sự biến động (tăng giảm) khác nhau của NPV.

4. Phân tích cây quyết định

Nguyên tắc xây dựng cây quyết định: Quá trình xây dựng cây quyết định được bắt đầu đi từ gốc đến ngọn cây và sử dụng những ký hiệu sau:

Điểm quyết định. Điểm ra quyết định được mô tả bằng hình vuông. Các cành xuất phát từ điểm quyết định là các tình huống lựa chọn. Tại đây nhà quản lý dự án phải chọn một trong các phương án với chuỗi các khả năng khác nhau.

Điểm lựa chọn. Điểm lựa chọn được mô tả bằng hình tròn. Các cành xuất phát từ điểm nút này phản ánh các khả năng có thể xảy ra và nó không chịu sự chi phối của người ra quyết định.

* Nguyên tắc phân tích cây quyết định

Quá trình phân tích cây quyết định được bắt đầu đi từ ngọn cây về gốc cây (hay từ phải qua trái) theo nguyên tắc sau:

Phân tích điểm nút lựa chọn (vòng tròn). Tại điểm nút tròn tính các giá trị dự đoán bằng cách nhân xác suất trên từng nhánh xuất phát từ nút đó với mức lợi nhuận ghi ở tận cùng của nhánh. Sau đó cộng tất cả các kết quả tính được của các nhánh xuất phát từ nút này và ghi vào nút tròn.

Phân tích điểm nút quyết định. Lựa chọn giá trị kết quả lớn nhất trong số tất cả các giá trị của các cành xuất phát từ điểm nút này đặt vào ô vuông và loại bỏ các cành còn lại bằng việc đánh dấu hai gạch nhỏ trên từng cành.

- Vẽ cây quyết định

Điểm nút quyết định đầu tiên (gốc cây) có hai cành tương ứng với việc có nên mua hay không nên mua thông tin thị trường của công ty tư vấn. Trong trường hợp không mua thì tại điểm nút này cũng có hai nhánh: một nhánh thể hiện việc doanh nghiệp có đầu tư phát triển sản phẩm mới, nhánh kia phản ánh trường hợp doanh nghiệp không đầu tư. Điểm nút lựa chọn nằm trên nhánh đầu tư phát triển sản phẩm mới. Có hai khả năng cầu cao và thấp, xác suất tương ứng mỗi trường hợp được ghi trên mỗi nhánh và giá trị lãi / lỗ ghi phía tận cùng của nhánh.

Trường hợp mua thông tin của công ty tư vấn thì có ba khả năng xảy ra là: kết quả thông tin rất chính xác, trung bình và chất lượng kém. Cây quyết định tại đây được thiết kế điểm nút lựa chọn trên “cành mua thông tin” và 3 điểm nút quyết định trên 3 nhánh xuất phát từ cành này. Các nhánh nhỏ hơn xuất phát từ điểm nút quyết định này tương tự như ở điểm nút lựa chọn của tình huống đầu tư phát triển sản phẩm mới đã trình bày ở trên.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phương pháp đo lường rủi ro về đặc điểm của phân tích xác suất, phương sai và hệ số biến thiên, phân tích độ nhạy và phân tích cây quyết định...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương pháp đo lường rủi ro. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 891
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm