Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học: Phần Tiến hóa

Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học: Phần Tiến hóa là tài liệu tham khảo tổng hợp các câu hỏi ôn tập trắc nghiệm sinh học phần Tiến hóa, hệ thống kiến thức của các chương trong phần Tiến hóa. Tài liệu này rất hữu ích với các bạn đang ôn thi Đại học - Cao đẳng tham khảo ôn tập và củng cố kiến thức.

Luyện thi đại học môn Sinh: Phần Tiến hóa

CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan:
A. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm
B. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
2. Cơ quan tương tự là những cơ quan:
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
3. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh:
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song song. D. phản ánh nguồn gốc chung.
4. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung.
5. Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. Nhiễm sắc thể B. Kiểu gen C. Alen D. Kiểu hình
6.Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhómvượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là:
A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.
C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.
D. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
7. Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên:
A. Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. là nhân tố làm thay đổi mARNần số alen không theo một hướng xác định.
D. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
8. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là:
A. cách li địa lí. B. chọn lọc tự nhiên. C. tập quán hoạt động. D. cách li sinh thái
9. Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp
A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
10. Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. tất cả các biến dị đều di truyền được
C. không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
11. Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải:
A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.
B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.
D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.

Đánh giá bài viết
10 21.291
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm