Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Tin học năm 2024

Đề cương ôn tập lớp 6 học kì 2 môn Tin học trọn bộ 2 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều chi tiết từng bài học và bảng ma trận. Đề thi là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 lớp 6 sắp diễn ra, mời các bạn tham khảo.

1. Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 6 Cánh diều

Chủ đềNội dungKiến thức cần nhớ
Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường sốSự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin

Thông tin cá nhân và tập thể:

  • Thông tin cá nhân của 1 người là thông tin gắn với việc xác định danh tính của người đó (họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, số căn cước công dân,...).
  • Mỗi cơ quan hay tổ chức cũng có những thông tin cần bảo vệ (tài khoản ngân hàng, mật khẩu thư điện tử,...).
  • Kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin cá nhân/tập thể để lừa đảo và trục lợi.
  • Thông tin cá nhân và tập thể được pháp luật bảo vệ.

Bảo vệ thông tin cá nhân:

  • Cài đặt phần mềm chống virus để bảo vệ máy tính.
  • Không tuỳ tiện tiết lộ thông tin cá nhân.
  • Không nhập mật khẩu trong điều kiện có thể bị người xung quanh nhìn trộm hoặc máy không ở chế độ ẩn mật khẩu.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh. Tránh đưa thông tin cá nhân vào mật khẩu vì dễ bị đoán ra.

Chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp

  • Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân.
  • Kiểm chứng kĩ lưỡng để đảm bảo thông tin không sai lệch.
  • Tránh vi phạm bản quyền.
Ứng dụng tin học

Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

Công cụ Tìm kiếm và Thay thế

  • Công cụ Tìm kiếm giúp nhanh chóng định vị được một cụm từ cho trước ở những vị trí nào trong văn bản.
  • Công cụ Thay thế giúp nhanh chóng tìm và chỉnh sửa một cụm từ bất kì trong văn bản, đặc biệt là khi cụm từ đó xuất hiện nhiều lần trong văn bản dài.
Trình bày trang, định dạng và in văn bản

Tìm hiểu về định dạng trang

  • Định dạng trang là công việc chủ yếu của trình bày trang văn bản.
  • Định dạng trang là xác định lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang văn bản.
  • Công cụ định dạng trang trong dải lệnh Page Layout.

In văn bản: Chọn lệnh Print, chọn đúng tên máy in.

Trình bày thông tin ở dạng bảng

Các bước tạo bảng:

  • B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới.
  • B2: Trong dải lệnh Insert, nháy chuột vào lệnh Table. Khi đó vùng tạo bảng xuất hiện.
  • B3: Trong vùng tạo bảng, sử dụng thao tác kéo thả chuột để xác định số hàng và số cột của hàng.

a. Cách thay đổi kích thước của hàng và cột: Chọn một đường biên của cột, đưa chuột vào đường biên này đến khi con trỏ chuột có dạng mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột sang trái hoặc sang phải.

b. Cách chèn thêm hoặc xoá hàng và cột: Các công cụ chèn hoặc xoá hàng và cột là các lệnh trong nhóm Rows & Columns. Nhóm lệnh này thuộc nhánh Layout của dải lệnh Table Tools. Để chèn thêm hoặc xoá hàng hay cột của bảng, đặt con trỏ soạn thảo vào một ô bất kì của hàng hay cột đó rồi nháy chuột vào lệnh xoá hay chèn tương ứng trong nhóm Rows & Columns

Sơ đồ tư duy

Cách lập một sơ đồ tư duy đơn giản:

  • Bước 1: Thể hiện chủ đề trung tâm.
  • Bước 2: Triển khai chi tiết cho đủ chủ đề trung tâm.
  • Bước 3: Bổ sung nhánh mới.
Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Khái niệm thuật toánThuật toán: một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để giải một bài toán.
Mô tả thuật toán, cấu trúc tuần tự trong thuật toán

Mô tả thuật toán phải cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, đầu vào là gì, đầu ra là gì và chỉ rõ sự kết thúc thuật toán. Cần mô tả thuật toán cho tốt thì người máy hay máy tính mới hiểu đúng và thực hiện được.

Cấu trúc tuần tự là cấu trúc điều khiển phổ biến nhất trong các thuật toán. Các bước giải một bài toán, thực hiện một nhiệm vụ thường có thứ tự trước sau rất rõ ràng. Khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán thì ta có cấu trúc tuần tự.

Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, cần nhận biết những thành phần sau:

  • Điều kiện rẽ nhánh là gì?
  • Các bước tiếp theo khi điều kiện được thoả mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh đúng.
  • Các bước tiếp theo khi điều kiện không thoả mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh sai.

Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh:

  • Thao tác kiểm tra điều kiện phải cho kết quả là thoả mãn hoặc không thoả mãn, hay là “đúng” hoặc “sai”.
  • Điều kiện cần kiểm tra trong cấu trúc rẽ nhánh thường là một biểu thức so sánh
Cấu trúc lặp trong thuật toán
  • Khi có một (hay nhiều) thao tác được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng cấu trúc lặp.
  • Biến: đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện thuật toán, chương trình.

2. Đề cương Tin học 6 học kì 2 Kết nối tri thức

A. Tóm tắt lý thuyết Tin học 6 KNTT

Chủ đề 5: Ứng dụng tin học.

Đề cương Tin học 6 KNTT

Chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính.

Đề cương Tin học 6 KNTT

B. Một số đề thi tham khảo

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm): Soạn thảo văn bản có nội dung như sau:

Mẹ là ánh sáng của con

"Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.

Lòng mẹ cao cả vô cùng, mẹ thương con bằng cả một khoảng trời, mẹ chăm sóc từ khi con còn là thai nghén trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành, suốt chặng đường đời hình ảnh của mẹ sẽ luôn theo bên con, mẹ là biển, là bờ vững chãi cho con nương tựa. Mẹ sẽ là người luôn dang rộng vòng tay chào đón con, cho dù con có mắc sai lầm gì đi chăng nữa mẹ vẫn là người che chở và bao bọc con.

Mẹ đã hi sinh mọi thứ, chấp nhận bao nhọc nhằn để nuôi con khôn lớn. Mỗi lần nhìn mái tóc của mẹ đang ngày càng bạc đi vì năm tháng, lòng con lại quặn thắt. Con sẽ chăm sóc và bù đắp cho mẹ thật nhiều. Chúc mẹ có một ngày 8/3 vui vẻ và sức khỏe luôn dẻo dai để con luôn bên mẹ, mẹ nhé.

Câu 2 (2 điểm): Định dạng văn bản ở câu 1 như sau:

  • Tiêu đề: Size 16; kiểu chữ: Đậm; màu chữ: Đỏ; căn giữa.
  • Nội dung: Size: 14; kiểu chữ: Bình thường; màu chữ: Đen; căn thẳng hai lề.

Câu 3 (2 điểm): Tạo bảng và nhập nội dung thông tin như hình sau:

CỘT A

CỘT B

Bước 1

Tính Tổng = a+b

Bước 2

Nhập 2 số a và b

Bước 3

Thông báo ra kết quả Tổng

Câu 4 (2 điểm): Em hãy dùng công cụ Shapes (vẽ hình dạng) trong Word để nối cột A với cột B ở câu 3 sao cho đúng các bước của thuật toán tính tổng 2 số a và b.

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm): Soạn thảo văn bản có nội dung như sau:

Khuyến cáo 7 việc học sinh cần làm để phòng chống COVID-19

Bộ Y tế đưa ra 7 biện pháp học sinh cần làm hằng ngày tại trường học để phòng tránh mắc COVID-19. Cụ thể:

  1. Rửa tay với nước sạch và xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay khô) thường xuyên vào các thời điểm: Trước khi vào lớp; trước và sau khi ăn; sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ; sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
  2. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa tay sạch.
  3. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  4. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân, như: Cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn...
  5. Không khạc, nhổ bừa bãi.
  6. Bỏ rác đúng nơi quy định.
  7. Nếu bản thân hoặc thấy học sinh khác có sốt, ho, đau họng, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm.

Câu 2 (2 điểm): Định dạng văn bản ở câu 1 như sau:

  • Tiêu đề: Size 16; kiểu chữ: Đậm; màu chữ: Đỏ; căn giữa.
  • Nội dung: Size: 14; kiểu chữ: Bình thường; màu chữ: Đen; căn thẳng hai lề.

Câu 3 (2 điểm): Tạo bảng và nhập nội dung thông tin như hình sau:

CỘT A

CỘT B

Bước 1

Tính Tổng = a+b

Bước 2

Nhập 2 số a và b

Bước 3

Thông báo ra kết quả trung bình cộng

Bước 4

Tính Trung bình cộng = Tổng/2

Câu 4 (2 điểm): Em hãy dùng công cụ Shapes (vẽ hình dạng) trong Word để nối cột A với cột B ở câu 3 sao cho đúng các bước của thuật toán tính tổng 2 số a và b.

Một số câu hỏi ôn tập

Câu 1: Nhận biết các lệnh chèn cột/hàng, trộn/tách ô; lệnh tìm kiếm, thay thế trong văn bản; các lệnh định dạng trang văn bản.

Gợi ý:

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Chèn một dòng bên trên dòng có con trỏ soạn thảo.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Chèn một dòng bên dưới dòng có con trỏ soạn thảo.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Chèn một cột bên trái cột có con trỏ soạn thảo.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Chèn một cột bên phải cột có con trỏ soạn thảo.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Tách một ô thành nhiều ô.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Gộp nhiều ô thành một ô.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản và thay thế bởi từ hoặc cụm từ khác.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Thiết đặt hướng giấy – Ngang, dọc.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Thiết đặt lề giấy – Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6: Thiết đặt cỡ giấy A3, A4,...

Câu 2: Khái niệm thuật toán, đầu vào, đầu ra của thuật toán; hai phương pháp biểu diễn thuật toán; quy ước biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối; lợi ích khi sử dụng sơ đồ khối biểu diễn thuật toán.

Gợi ý:

- Khái niệm thuật toán: SGK T64.

- Thuật toán có đầu vào là các dữ liệu ban đầu.

- Thuật toán có đầu ra là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước thuật toán.

- Lợi ích khi sử dụng sơ đồ khối biểu diễn thuật toán: Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất cứ quốc gia nào cũng có thể hiểu.

- Quy ước biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối:

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học lớp 6

Câu 3: Giải thích hộp thoại Chèn bảng, hộp thoại Tìm kiếm và thay thế.

Câu 4: Chuyển thuật toán từ ngôn ngữ tự nhiên sang sơ đồ khối và ngược lại.

Đánh giá bài viết
58 15.400
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Tin Học

    Xem thêm