Top 4 Đề kiểm tra học kì 2 lớp 9 môn Sinh học có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 2 lớp 9 dưới đây là Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học dành cho học sinh lớp 9. Đây là đề thi cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 9 bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập dành cho các bạn học sinh lớp 9 tham khảo để ôn tập để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 9 sắp tới và kì thi cuối năm. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Đề thi học kỳ 2 lớp 9 môn Sinh - Đề 1

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3.0 đ) Hãy khoanh vào chữ cái có đáp án đúng nhất:

Câu 1: Các nhân tố sinh thái hữu sinh gồm có

A. Nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm.

B. Gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.

C. Vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.

D. Ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ.

Câu 2: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là

A. Đất, nước, trên mặt đất - không khí.

B. Đất, trên mặt đất- không khí.

C. Đất, nước và sinh vật.

D. Đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật.

Câu 3: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?

A. Các cây thông mọc tự nhiên trên đồi.

B. Các con lợn nuôi trong chuồng.

C. Các con sói trong một khu rừng.

D. Các con ong mật trong tổ.

Câu 4: Ví dụ nào sau đây là quần xã nhân tạo?

A. Cây sống trong một khu vườn.

B. Mô hình “vườn, ao, chuồng”.

C. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.

D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

Câu 5: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

A. Ao cá

B. Cánh đồng lúa

C. Rừng mưa nhiệt đới

D. Vườn rau xanh

Câu 6: Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ → Châu chấu → Bọ ngựa → Vi khuẩn. Sinh vật tiêu thụ trong chuỗi thức ăn trên là

A. Lúa, châu chấu

B. Bọ ngựa, vi khuẩn

C. Lúa, vi khuẩn

D. Châu chấu, Bọ ngựa

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?

A. Trồng rau sạch, sử dụng phân vi sinh.

B. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe.

C. Tiếng ồn của các loại động cơ.

D. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.

Câu 8: Hành động nào không gây ô nhiễm môi trường?

A. Đốt phá rừng bừa bãi, trồng cây gây rừng.

B. Dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm bừa bãi.

C. Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp ở khu dân cư.

D. Tăng diện tích rừng đầu nguồn.

Câu 9: Yếu tố nào sau đây không phải là các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường?

A. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác

B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng.

C. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp.

D. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng.

Câu 10: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là khí

A. SO2

B. CO2

C. H2

D. N2

Câu 11: Những nguồn năng lượng như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời… thuộc dạng tài nguyên thiên nhiên nào?

A. Tài nguyên tái sinh.

B. Tài nguyên không tái sinh.

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Tài nguyên sinh vật.

Câu 12: Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là

A. Tài nguyên tái sinh

B. Tài nguyên không tái sinh.

C. Tài nguyên sinh vật.

D. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

II. TỰ LUẬN: (7 Đ)

Câu 1 ( 2.0 điểm) : Nêu các bước điều tra tác động của con người tới môi trường.

Câu 2 ( 1.0 điểm): Thế nào là tài nguyên không tái sinh? Cho ví dụ.

Câu 2 ( 2.0 điểm) : Cho sơ đồ về giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép ở Việt Nam như sau

a. Hãy xác định các yếu tố sau : khoảng chịu đựng, điểm gây chết, điểm cực thuận.

b. Ý nghĩa của giới hạn sinh thái đối với sản xuất và trong đời sống ?

Câu 3 ( 2.0 điểm) : Cây mít sống trong vườn cây ăn quả có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: độ tơi xốp của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, thảm lá mục, gió thổi, giun đất, cây nhãn, cây xoài, cỏ dại, sâu ăn lá cây, lượng mưa, châu chấu, chim ăn sâu, chuột, bọ ngựa, kiến, mối, ong, vi khuẩn, nấm, ếch nhái, cóc .

a. Hãy xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

b. Hãy viết 4 chuỗi thức ăn từ các loài sinh vật trong hệ sinh thái trên.

Xem đáp án trong file tải

Đề thi học kì 2 Sinh học 9 - Đề 2

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng trong các câu sau:

Câu 1: Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào quan trọng nhất?

  1. Tỉ lệ đực cái.
  2. Sức sinh sản.
  3. Thành phần nhóm tuổi.
  4. Mật độ.

Câu 2: Dấu hiệu đặc trưng của quần xã là

  1. thành phần nhóm tuổi.
  2. tỉ lệ giới tính.
  3. kinh tế- xã hội.
  4. số lượng các loài trong quần xã.

Câu 3: Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất?

  1. Cỏ và các loại cây bụi.
  2. Con bướm.
  3. Con hổ.
  4. Con hươu.

Câu 4: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là

  1. giao phấn xảy ra ở thực vật.
  2. giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật.
  3. tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật.
  4. lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.

Câu 5: Biểu hiện của thoái hoá giống là

  1. con lai có sức sống kém dần.
  2. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng.
  3. con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.
  4. năng suất thu hoạch luôn được tăng lên.

Câu 6: .Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn:

  1. Thời kỳ nguyên thuỷ.
  2. Xã hội công nghiệp
  3. Xã hội nông nghiệp.
  4. Thời kì nguyên thủy và xã hội nông nghiệp

Câu 7: Sinh vật: Trăn, Cỏ, Châu chấu, Gà rừng, Vi khuẩn có mối quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau?

  1. Cỏ ->Châu chấu ->Trăn -> Gà -> Vi khuẩn.
  2. Cỏ ->Trăn ->Châu chấu ->Vi khuẩn-> Gà.
  3. Cỏ ->Châu chấu ->Gà -> Trăn ->Vi khuẩn.
  4. Cỏ ->Châu chấu ->Vi khuẩn-> Gà -> Trăn.

Câu 8: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?

  1. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.
  2. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.
  3. Quần thể chim sẻ và quần thể chào mào.
  4. Quần thể cá chép và quần thể cá mè.

II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 9: (2.đ) Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?

Câu 10:(2 đ)Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái: đá, nước, thực vật, nhiệt độ, động vật, gió, mưa, ánh sáng, vi sinh vật đúng nhóm sinh thái thích hợp?

Câu 11: (2.đ) Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Đề xuất biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học?

Đáp án đề thi học kỳ 2 lớp 9 môn Sinh học

II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 9: (2.đ) Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?

Thang điểm

Đáp án

Điểm chấm

Ghi chú

(2 điểm)

Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

0,75

+ Cấm săn bắn động vật hoang dã

0.25

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

0.5

+ Ứng dụng KHCN vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật

0.5

Câu 10:(2 đ)Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái: đá, nước, thực vật, nhiệt độ, động vật, gió, mưa, ánh sáng, vi sinh vật đúng nhóm sinh thái thích hợp?

Thang điểm

Đáp án

Điểm chấm

Ghi chú

(2 điểm)

Các nhân tố sinh thái thuộc nhóm vô sinh: đá, đất, nước, gió, mưa, ánh sáng, nhiệt độ

1

- Các nhân tố sinh thái hữu sinh: thực vật, động vật, con người, vi sinh vật.

1

Câu 11: (2.đ) Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học ?

Thang điểm

Đáp án

Điểm chấm

Ghi chú

(2 điểm)

- Những hoạt động gây ô nhiễm môi trường của con người:

+Do chất thải khí từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

0,25

+ Do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.

0,25

+ Do sử dụng chất phóng xạ.

0,25

+ Do thải các chất thải rắn.

0,25

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất:

+Dự báo khoa học.

0,25

+Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức.

0,25

+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.

0,25

+ Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.

0,25

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn sinh học - đề 3

Câu 1 (3,0 điểm):

a) Lai kinh tế là gì? Có nên dùng con lai kinh tế để làm giống không? Vì sao?

b) Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào, tại sao? Cho ví dụ.

Câu 2 (1,0 điểm): Ví dụ nào sau đây là quan hệ hỗ trợ, ví dụ nào là quan hệ đối địch?

a) Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

b) Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

Câu 3 (3,0 điểm):

a) Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào? Mật độ quần thể có cố định không và phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai:

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

15 con/ha

50 con/ha

5 con/ha

Hãy vẽ khái quát tháp tuổi của loài nai và cho biết tháp đó thuộc dạng gì?

Câu 4 (3,0 điểm):

a) Thế nào là một lưới thức ăn? Một lưới thức ăn đơn giản gồm những thành phần sinh vật nào?

b) Hãy vẽ một lưới thức ăn đơn giản gồm 5 mắt xích và chỉ ra các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh học đề 3

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

3,0

a) Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

- Không nên dùng con lai kinh tế để làm giống vì thế hệ sau có sự phân li dẫn đến sự gặp nhau của các gen lặn gây hại.

b) Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và năng suất cao của giống bố.

- Ví dụ: Bò lai kinh tế giữa bò vàng Thanh Hóa với bò Honsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000kg sữa/con/năm.

1,0


0,5


1,0


0,5

Câu 2

1,0

a) Quan hệ hỗ trợ: Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

b) Quan hệ đối địch : Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

0,5

0,5

Câu 3

3,0

a) Các đặc trưng cơ bản của quần thể:

- Quần thể sinh vật có 3 đặc trưng cơ bản: Tỉ lệ giới tính; thành phần nhóm tuổi; mật độ quần thể.

- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm

- Phụ thuộc vào chu kỳ sống, nguồn thức ăn, những biến động bất thường của môi trường sống như: lụt lội, cháy rừng, hạn hán,...

b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai:

- Học sinh vẽ được tháp tuổi của nai và nhận xét được tháp này có dạng giảm suốt. (Mỗi ý cho 0,5 điểm).


0,75


0,5

0,75



1,0

Câu 4

3,0

a) Lưới thức ăn:

- K/N: Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.

- Một lưới thức ăn đơn giản gồm 2 thành phần sinh vật chủ yếu là sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.

b) Vẽ một lưới thức ăn đơn giản

- Gồm 5 mắt xích

- Chỉ ra được các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn: Sinh vật SX, SVTT các cấp.


1,0

0,5



1,0

0,5

--------------------Hết-------------------------

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh học - đề 4

Câu 1 (3,0 điểm):

a) Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Nêu mục đích của giao phối gần trong chọn giống.

b) Một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có 100% kiểu gen dị hợp tử (Aa) tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ. Kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ thứ 3 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Câu 2 (1,0 điểm): Ví dụ nào sau đây là quan hệ hỗ trợ, ví dụ nào là quan hệ đối địch?

a) Cây nắp ấm bắt côn trùng.

b) Sự cộng sinh giữa tảo với nấm làm thành địa y.

Câu 3 (3,0 điểm):

a) Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào? Mật độ quần thể có cố định không và phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai:

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

15 con/ha

50 con/ha

5 con/ha

Hãy vẽ khái quát tháp tuổi của loài nai và cho biết tháp đó thuộc dạng gì?

Câu 4 (3,0 điểm):

a) Thế nào là chuỗi thức ăn? Một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào

b) Hãy vẽ chuỗi thức ăn gồm 4 mắt xích tiêu thụ và chỉ ra các thành phần sinh vật trong chuỗi thức ăn.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh học đề 4

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

3,0

a) Nguyên nhân gây ra sự thoái hóa giống là do:

- Ở cây giao phấn và ở các loài giao phối phần lớn các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử, gen lặn bị gen trội lấn át nên không biểu hiện ra kiểu hình.

- Khi tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần liên tục qua nhiều thế hệ làm cho các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp lặn, gây hại.

- Trong chọn giống người ta dùng phương pháp giao phối gần để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.

b) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ thứ 3:

- Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F3 là (1/2)3. Tỉ lệ kiểu gen đồng lặn ở F3 là: [1- 1/2)3] : 2 = 43,75%



0,5


1,0


0,5


1,0

Câu 2

1,0

a) Quan hệ đối địch: Cây nắp ấm bắt côn trùng.

b) Quan hệ hỗ trợ: Sự cộng sinh giữa tảo với nấm làm thành địa y.

0,5

0,5

Câu 3

3,0

a) Các đặc trưng cơ bản của quần thể:

- Quần thể sinh vật có 3 đặc trưng cơ bản: Tỉ lệ giới tính ; thành phần nhóm tuổi ; mật độ quần thể.

- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm

- Phụ thuộc vào chu kỳ sống, nguồn thức ăn, những biến động bất thường của môi trường sống như: lụt lội, cháy rừng, hạn hán,...

b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai:

- Học sinh vẽ được tháp tuổi của nai và nhận xét được tháp này có dạng giảm suốt. (Mỗi ý cho 0,5 điểm).


0,75


0,5


0,75


1,0

Câu 4

3,0

a) Chuỗi thức ăn:

- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh bật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần sinh vật: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

b) Chuỗi thức ăn gồm 4 mắt xích tiêu thu

- Cây ngô → Sâu ăn lá → Chim ăn sâu → Chuột → Diều hâu

- Các thành phần sinh vật: Sinh vật sản xuất: Cây ngô; sinh vật tiêu thụ: Chim ăn sâu, chuột, diều hâu.


1,0




0,5


1,0


0,5

Đánh giá bài viết
153 119.001
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh Học

    Xem thêm