Đề kiểm tra học kì II môn Vật lý lớp 6 - Đề số 2

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

Đề thi học kì 2 dưới đây chính là đề kiểm tra học kì II môn Vật lí dành cho học sinh THCS lớp 6 - Đề số 2. Đề thi học kỳ 2 môn Vật lý này là đề thi cuối học kì 2 Vật lý 6 mẫu của Bộ Giáo dục và đào tạo dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo dạng câu hỏi cũng như ma trận đề thi để ra đề thi, ôn tập Vật lý 6 kì 2 hiệu quả. Chúc các bạn học tốt, thi học kỳ 2 đạt thành tích cao.

10 đề thi thử học kì 2 môn Toán lớp 6

Đề kiểm tra học kì II lớp 6 môn Toán - Phòng Giáo dục Quận 3 TPHCM

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật Lý lớp 6 năm 2015 trường THCS Lê Thị Cẩm Lệ, Bạc Liêu

ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ HỌC KỲ II LỚP 6

Đề số 2 (Thời gian làm bài: 45 phút)

A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU)

Nội dungCấp độ nhận thứcTổng
Nhận biếtThông hiểuVận dụng
1.MCĐG (2t)1 (1đ), 2 (1đ)3 (1đ)3c (3đ) = 10%
2. Sự nở vì nhiệt (6t)5(1đ), 8(1đ), 10(1đ)4(1đ), 6(1đ), 9(1đ), 11(1đ)7(1đ)8c(8đ) = 27%
3. Sự chuyển thể (6t)13(1đ), 14(1đ), 19(1đ), 20(1đ).12(1đ), 15(1đ), 16(1đ), 17(1đ)18(1đ), 21(10đ)10c(19đ) = 63%
Tổng9c(9đ) =30%9c(9đ) =30%KQ(2đ)+ TL(10đ) = 40%21c(30đ) = 100%

B. NỘI DUNG ĐỀ

I. Chọn phương án đúng.

Câu 1. Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Mặt phẳng nghiêng B. Ròng rọc cố định

C. Ròng rọc động D. Đòn bẩy

Câu 2. Câu nào dưới đây nói về tác dụng của ròng rọc là đúng?

A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo.
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực kéo
C. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo.
D. Ròng rọc động không có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực kéo.

Câu 3. Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây?

A. Một ròng rọc cố định
B. Một ròng rọc động
C. Hai ròng rọc cố định
D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định

Câu 4.

Khi đặt bình cầu đựng nước ( hình 1) vào nước nóng người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.
B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.
C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.
D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và

Câu 5. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào dưới đây là đúng?

A. Rắn, khí, lỏng.
B. Khí, rắn, lỏng.
C. Rắn, lỏng, khí.
D. Lỏng, khí, rắn.

Câu 6. Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Khối lượng của hòn bi tăng
B. Khối lượng của hòn bi giảm
C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng
D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.

Câu 7. Người ta dùng cách nào dưới đây để mở nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt?

A. Hơ nóng nút.
B. Hơ nóng cổ lọ.
C. Hơ nóng thân lọ.
D. Hơ nóng đáy lọ

Câu 8. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? Biết nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80oC.

A. Nhiệt kế rượu.
B. Nhiệt kế thuỷ ngân.
C. Nhiệt kế y tế.
D. Cả 3 nhiệt kế trên.

Câu 9.

Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 2 không thể đo được nhiệt độ của nước trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nước sông đang chảy;
B. Nước đá đang tan;
C. Nước uống;
D. Nước đang sôi.

Câu 10. Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.
B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.
C. Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau.
D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.

Đánh giá bài viết
822 107.487
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật Lý

    Xem thêm