Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Tân hiệp B3, Kiên Giang

Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Tân hiệp B3, Kiên Giang là đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án. Tài liệu này giúp các em học sinh tự ôn luyện và tổng hợp lại kiến thức, nhằm ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn

Trường PTCS Tân Hiệp B3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian chép đề)

Câu 1: (1 điểm). Trình bày những nét chung về nghệ thuật của các văn bản thuộc thể loại truyện hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn 6 học kì II.

Câu 2: (1 điểm). Trong câu thường có những thành phần nào, kể tên các thành phần đó? Nêu đặc điểm và cấu tạo của các thành phần chính.

Câu 3: (1 điểm). Ẩn dụ và hoán dụ có điểm gì giống nhau và khác nhau? Chứng minh sự khác nhau đó.

Câu 4: (2 điểm). Chép thuộc lòng 5 khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Nêu những cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ được miêu tả trong đoạn thơ.

Câu 5: (5 điểm). Viết bài văn miêu tả một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn

Câu 1: Các văn bản thuộc thể loại truyện hiện đại: Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác, Buổi học cuối cùng. Có nét chung về nghệ thuật :

  • Kể chuyện kết hợp với miêu tả, tả cảnh thiên nhiên, tả ngoại hình, tả chân thật diễn biến tâm lí nhân vật (0,5 điểm)
  • Sử dụng hiệu quả các phép tu từ nhân hóa, so sánh. Lời văn giàu hình ảnh, từ ngữ chính xác, biểu cảm gợi nhiều liên tưởng. (0,5 điểm)

Câu 2: Trong câu thường có các thành phần: Trạng ngữ (thành phần phụ), chủ ngữ, vị ngữ là thành phần chính. (0,5 điểm)
Đặc điểm cấu tạo:

  • (0,25 điểm)
    • Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ. Thường trả lời các câu hỏi: Ai?, Cái gì? hoặc Con gì?
    • Cấu tạo: thường là danh từ, cụm danh từ, đại từ.
  • (0,25 điểm)
    • Vị ngữ: Là thành phần chính trong câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi: Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?
    • Cấu tạo: thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Câu 3: Giữa ẩn dụ và hoán dụ:

  • Giống nhau: Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác. (0,5 điểm)
  • Khác nhau: (0,5 điểm)
    • Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
      • Cụ thể là: tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
    • Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
      • Cụ thể là: Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 4: Chép đủ 5 khổ thơ đầu trong bài “Đêm nay Bác không ngủ” SGK trang 63. (1 điểm)

Cảm nhận của bản thân: Trước tiên là kính yêu và cảm phục Bác, thấy Bác lớn lao, Bác có tình yêu thương vô bờ bến dành cho bộ đội. Biết ơn Bác. (1 điểm)

Câu 5:

MB: Giới thiệu được người định tả, ở đâu, lúc nào ? (0,5đ)

TB: (4đ, mỗi ý 1 điểm)

  • Tả bao quát về hình dáng, tuổi tác.
  • Tả chi tiết:
    • Đầu tóc, mắt, mũi, miệng …
    • Chân, tay, thân hình, da, trang phục.
    • Tả hoạt động ngồi câu cá bên hồ.

KB: Nêu cảm nghĩ về người được tả. (0,5đ)

Đánh giá bài viết
3 3.919
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức

    Xem thêm