Đề thi cao học trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2010 - Môn: Kinh tế học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2010

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
THÁNG 8 NĂM 2010

MÔN THI: KINH TẾ HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (Không được phép dùng tài liệu)

PHẦN I: KINH TẾ VI MÔ

Câu 1: Trả lời Đúng/Sai và giải thích. Vẽ hình minh họa nếu cần thiết (1,5 điểm)

a. Cải tiến công nghệ làm giảm chi phí sản xuất máy photocopy. Nếu cầu đối với máy photocopy là ít co giãn theo giá, chúng ta dự đoán lượng bán máy photocopy giảm và tổng doanh thu tăng.

b. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo tạo ra sự phong phú về hàng hóa cho người tiêu dùng.

c. Cung lao động thị trường là đường cung vòng về phía sau.

Câu 2: Trả lời ngắn gọn và vẽ hình minh họa (1,5 điểm)

a. Tại sao gánh nặng thuế lại do cả người mua và người bán chịu và phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu?

b. Trên đồ thị minh họa hàng hóa Y ở trục tung và hàng hóa X ở trục hoành, hãy sử dụng lý thuyết bàng quan–ngân sách để vẽ đường tiêu dùng–giá khi giá hàng hóa X giảm xuống. Tại sao khi đường tiêu dùng giá là đường dốc lên thì cầu đối với hàng hóa X là ít co giãn theo giá?

c. Tại sao nhà độc quyền vẫn có thể bị lỗ mặc dù nó có sức mạnh thị trường?

Câu 3: Bài tập (2 điểm)
Cho thị trường sản phẩm A có hàm cầu và hàm cung như sau:

Hàm cầu: P = 200 – 0,5Q
Hàm cung: P = 50 + 0,25Q
Trong đó giá tính bằng $ và sản lượng tính bằng sản phẩm

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm A. Vẽ đồ thị cung cầu. Tính hệ số co giãn cầu theo giá tại vị trí cân bằng.

b. Nếu chính phủ ấn định giá là 120$/sản phẩm thì điều gì xảy ra trên thị trường? Vẽ minh họa.

c. Để duy trì mức giá 120$/sản phẩm, chính phủ quyết định mua hết phần dư thừa. Hỏi chính phủ phải bỏ ra bao nhiêu tiền?

d. Chính phủ đánh thuế 15$/sản phẩm bán ra, hãy tính lại giá bán và sản lượng cân bằng của thị trường. Người mua chịu bao nhiêu thuế và người bán chịu bao nhiêu thuế trên một sản phẩm? Vẽ minh họa.

PHẦN II: KINH TẾ VĨ MÔ

Câu 1 (1,5 điểm)

Xét thị trường trao đổi giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD). Hãy giải thích tác động của các sự kiện sau đây đến tỷ giá hối đoái (E: số VND đổi 1 USD) và số lượng USD được trao đổi. Hãy vẽ đồ thị minh họa.

a. Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đông đảo người dân hưởng ứng.

b. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam ít hơn.

c. Lạm phát ở Việt Nam cao hơn đáng kể sao với lạm phát ở Mỹ.

Câu 2 (1,5 điểm)

Xét một nền kinh tế giả định trong đó người dân chỉ mua 2 sản phẩm A và B. Năm cơ sở là 2007.

a. Hãy tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho các năm 2007, 2008 và 2009.

b. Hãy tính tỷ lệ lạm phát cho các năm 2008 và 2009.

c. Hãy chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm của việc tính tỷ lệ lạm phát theo CPI.

d. Nếu tổng thu nhập của một cá nhân là 6000 đơn vị tiền tệ trong năm 2007; 7000 đơn vị tiền tệ trong năm 2008; và 8000 đơn vị tiền tệ trong năm 2009. Hãy tính tốc độ tăng trưởng thu nhập thực tế của cá nhân đó cho năm 2008 và 2009.

Câu 3 (2 điểm)

Giả sử ban đầu nền kinh tế Việt Nam ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiền năng. Từ cuối năm 2008, các nước nhập khẩu chủ lực hàng Việt Nam lâm vào suy thoái.

a. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AS–AD tác động của sự kiện trên đến nền kinh tế Việt Nam trên các phương diện: mức giá, sản lượng, lương thực tế và việc làm trong ngắn hạn.

b. Trước cú sốc ngoại sinh ở trên, hãy cho biết sự thay đổi của sản lượng và mức giá ở câu a dường như nhiều hay ít, với giả thuyết nền kinh tế có thuế suất biên (t) nhỏ, xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) nhỏ và xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) lớn.

c. Để đối phó với suy giảm tăng trưởng kinh tế từ cuối năm 2008, chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như thế nào? Bằng lập luận và đồ thị AS–AD hãy giải thích tác động của các chính sách này đến nền kinh tế Việt Nam.

d. Hãy chỉ ra một số thách thức đối với chính sách mà anh/chị đã đề cập ở câu c.

Đánh giá bài viết
1 2.232
Sắp xếp theo

Cao học - Sau Cao học

Xem thêm