Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Hóa học THPT (2010 - 2011)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

(Đề thi chính thức)

KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: HÓA HỌC THPT

(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/11/2010

Bài 1.

Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ chuyển hóa sau:

Cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên( đktc) để điều chế được 1 tấn PVC. Biết rằng metan chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên

Bài 2.

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol CH4, 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X với Ni làm xúc tác được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch brom dư được hỗn hợp Z có M = 16 . Độ tăng khối lượng của bình đựng dung dịch brom là 0,82 gam. Tìm số mol các chất trong hỗn hợp Z.

Bài 3.

Tinh thể đồng kim loại có cấu trúc lập phương tâm diện.

a) Hãy vẽ hình và tính số nguyên tử đồng chứa trong ô mạng cơ sở này.

b) Tính cạnh lập phương (a) của mạng tinh thể. Biết nguyên tử Cu có khối lượng riêng là 8,96g/cm3 và nguyên tử khối của đồng là 63,54 g/mol

c)Tính bán kính nguyên tử đồng .

Bài 4.

Hòa tan hoàn toàn 29,1 gam hỗn hợp gồm nhôm và magie vào dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí N2O và N2 (có tỉ lệ thể tích VN2O : VN2 = 1:2) và dung dịch X (chỉ chứa 2 muối và axít dư). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn.

a) Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b) Tìm giá trị m.

Bài 5.

Cacbon 14 phân rã phóng xạ theo phản ứng sau: . Thời gian bán rã là 5730 năm. Hãy tính tuổi của 1 mẫu gỗ khảo cổ có độ phóng xạ bằng 72% độ phóng xạ của mẫu gỗ hiện tại.

Bài 6.

Tính pH của dung dịch H2SO4 0,010 M. Biết rằng ở nấc thứ nhất H2SO4 phân li hoàn toàn và hằng số Ka nấc thứ hai là 1,0.10-2

Bài 7.

Trong một bình kín có chứa N2 (1M), H2 (4M) và xúc tác (thể tích không đáng kể) . Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ t0c và áp suất p. Khi hệ đạt đến trạng thái cân bằng thì áp suất là 0,8p, nhiệt độ vẫn là t0c. Hãy tính:

a. Hằng số cân bằng của phản ứng

b. Hiệu suất của phản ứng

Bài 8.

Nguyên tố A có 3 loại đồng vị có các đặc điểm sau:

- Tổng số khối của 3 đồng vị là 621.

- Tổng số nơtron đồng vị A2 và A3 lớn hơn số nơtron đồng vị A1 là 123 hạt.

- Số khối của đồng vị A1 lớn hơn số khối của đồng vị A2 là 2 đơn vị .

- Tổng số hạt của đồng vị A1 và A3 lớn hơn hạt không mang điện của đồng vị A2 là 455.

Xác định số khối của 3 đồng vị và số điện tích hạt nhân của nguyên tố A.

Bài 9.

Hợp chất A là một α-amino axit. Cho 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó cô cạn cẩn thận thu được 1,835 gam muối. Mặt khác, khi trung hoà 2,94 gam A bằng dung dịch NaOH vừa đủ thì được 3,82 gam muối. Hãy xác định công thức cấu tạo A, biết A có cấu tạo mạch không phân nhánh.

Bài 10.

Điện phân 100ml dung dịch hỗn hợp chứa FeCl3 1M, FeCl2 2M, CuCl2 1M và HCl 2M với điện cực trơ, cường độ dòng điện 5A trong 2 giờ 40 phút 50 giây thì thu được a gam kim loại ở catot. Tính a.

Đánh giá bài viết
1 490
Sắp xếp theo

    Học tập

    Xem thêm