Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Ngải Thầu, Lào Cai năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Ngải Thầu, Lào Cai năm học 2016 - 2017. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THCS Ngải Thầu thuộc Phòng GD&ĐT Bát Xát, tỉnh Lào Cai biên soạn. Nội dung bám sát chương trình Ngữ văn lớp 7 học kì 1. Mời các bạn tham khảo.

Trắc nghiệm online: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Ngải Thầu, Lào Cai năm học 2016 - 2017

Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS An Ninh, Quảng Bình năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 - 2016

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT
TRƯỜNG THCS NGẢI THẦU
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu 1. Nội dung chính của văn bản "Cổng trường mở ra" là gì?

A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường
B. Kể về tâm trạng một chú bé ngày đầu tiên đến trường
C. Ghi lại tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con
D. Niềm vui của con khi đến trường

Câu 2. Thông điệp mà tác giả Khánh Hoài muốn gửi gắm qua văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" đề cập đến quyền của trẻ em là gì?

A. Trẻ em được vui chơi giải trí
B. Trẻ em được tự do ngôn luận
C. Trẻ em được tham gia bầu cử
D. Trẻ em được đi học, được sống trong gia đình hạnh phúc.

Câu 3. Trong những từ nào sau đây là từ Hán Việt?

A. Gia đình
B. Thương nhau
C. Đá bóng
D. Bàn tay

Câu 4. Trong những từ sau đây từ nào không phải là từ láy?

A. Thoăn thoắt C. Dịu dàng
B. Mảnh mai D. Kim chỉ

Câu 5. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu: "Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về"?

A. Ngủ B. Đứng C. Đi D. Chạy

Câu 6. Đại từ "Chúng tôi" trong câu: "Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện" giữ vai trò gì trong câu?

A. Chủ ngữ C. Trạng ngữ
B. Vị ngữ D. Phụ ngữ

Câu 7. Cô gái trong câu ca dao

"Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"

Có vẻ đẹp gì?

A. Trẻ trung và đầy sức sống C. Rực rỡ và quyến rũ
B. Trong sáng và hồn nhiên D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh

Câu 8. "Phơi bày những sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu và sự việc đáng cười trong xã hội" là nội dung của văn bản nào?

A. Những câu hát về tình cảm gia đình
B. Những câu hát than thân
C. Những câu hát châm biếm
D. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước

II. Tự luận: (8,0 điểm)

Câu 9: (1,0 điểm )

Thế nào là điệp ngữ? Lấy một ví dụ có chứa Điệp ngữ?

Câu 10: (2,0 điểm)

Chữa lỗi dùng quan hệ từ trong các câu sau:

a. Nhưng trời mưa nên Hoa đi học muộn.

b. Do hoàn cảnh gia đình Lan khó khăn và Lan học giỏi

Câu 11: (5,0 điểm)

Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Câu

Nội dung

Điểm

1 - 8

I. Trắc nghiệm

1 - C

2 - D

3 - A

4 - D

5 - B

6 - A

7 - A

8 - C

2,0

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

II. Tự luận

8,0

9

Thế nào là điệp ngữ? Cho ví dụ?

- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách làm như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

- HS lấy VD

0,5

0,5

10

- Chữa lỗi dùng quan hệ từ:

Vì trời mưa nên Hoa đi học muộn.

Tuy hoàn cảnh gia đình Lan gặp khó khăn nhưng Lan vẫn học giỏi.

1,0

1,0

11

Yêu cầu: Bài viết đúng kiểu bài biểu cảm. Đầy đủ 3 phần

1. Mở bài:

- Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất

- Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

- Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

- Ông bà nội, ngoại, với chồng con ...

- Với bà con họ hàng, làng xóm ...

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

- Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

- Ấn tượng, cảm xúc cua em đối với mẹ

- Liên hệ bản thân ... lời hứa.

* Lưu ý:

- Mức độ tối đa: Nội dung phong phú, lời văn giàu cảm xúc tình cảm chân thật, biết chọn lọc từ ngữ hay. Hành văn trôi chảy, lưu loát. (5,0 điểm)

- Mức độ chưa tối đa: Viết đúng thể loại, đúng nội dung, đảm bảo ý cơ bản. Nội dung phong phú, diễn đạt khá, cảm xúc chân thành, mắc một vài lỗi không đáng kể. (4,0 điểm)

- Mức độ không đạt: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi, lạc đề, không viết được gì hoặc vi phạm nội dung tư tưởng (0 điểm)

0,5

4,0

1,5

1,5

1,0

0,5

Đánh giá bài viết
9 3.688
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm