Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015 là đề kiểm tra cuối học kì II lớp 12 môn Địa có đáp án đi kèm. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn thi học kì II hiệu quả, luyện đề nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp diễn ra.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

Họ và tên thí sinh:.....................................
Lớp:..................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI: 12
Ngày kiểm tra: 17-4-2015
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề này có 1 trang, 3 câu.

Câu 1: (3,5 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO 3 NHÓM NGÀNH Ở NƯỚC TA.

Đơn vị: %

Ngành

Năm

Công nghiệp chế biến

Công nghiệp khai thác

Công nghiệp phân phối điện, nƣớc, khí đốt.

1996

79,9

13,9

6,2

2005

83,2

11,2

5,6

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 1996 và 2005.

b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp qua 2 năm trên.

Câu 2: (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy nêu tình hình phát triển ngoại thương nước ta.

Câu 3: (3,5 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết:

a. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh, thành nào?

b. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để phát triển tổng hợp kinh tế biển?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12

Câu 1: (3,5 điểm)

a. Vẽ biểu đồ.

Vẽ 2 biểu đồ tròn, các dạng khác không chấm. Đầy đủ các bước, chính xác, mĩ thuật. (sai hoặc thiếu 1 yếu tố trừ 0,5điểm)

b. Nhận xét.

  • Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo 3 nhóm ngành nƣớc ta từ năm 1996 đến 2005 có sự chuyển dịch.
    • Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến tăng (dẫn chứng).
    • Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác có giảm (dẫn chứng).
    • Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp phân phối điện, nƣớc, khí đốt giảm (dẫn chứng).

Câu 2: (3,0 điểm) Tình hình phát triển ngoại thương nước ta.

  • Sau Đổi mới, thị trƣờng buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
  • Trong giai đoạn 1990 đến 2005, nhập khẩu chiếm tỉ lệ cao hơn xuất khẩu (nhập siêu), trừ năm 1992 xuất khẩu chiếm tỉ lệ cao hơn nhập khẩu (xuất siêu).
  • Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng lên.
  • Các mặt hàng xuất khẩu của nƣớc ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản.
    • Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.
  • Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta bao gồm chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
    • Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

Câu 3: (3,5 điểm)

a. Các tỉnh, thành vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

TP. Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

b. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

  • Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp biển. Có thể nói thiên nhiên đã ban tặng vùng này nhiều ưu ái trong phát triển kinh tế biển.
  • Nghề cá.
    • Biển miền Trung lắm tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng các bãi tôm, bãi cá lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.
    • Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
  • Du lịch biển.
    • Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)... đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
  • Dịch vụ hàng hải.
    • Không ở đâu trên đất nước ta có nhiều địa điểm (vũng, vịnh, đầm, phá) thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu như Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối.
    • Vùng thềm lục địa ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã được khẳng định là có dầu khí.
    • Khí hậu thuận lợi cho việc sản xuất muối.
Đánh giá bài viết
1 530
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Địa

Xem thêm