Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016 là đề kiểm tra nhằm đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X-XV và phần mở đầu của lịch sử thế giới cận đại. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ
Ngày thi: 06/05/2016
Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1 (3,0 điểm)

Em hãy lập bảng tóm tắt các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo các tiêu chí: Triều đại, quốc hiệu, thời gian tồn tại, vị vua đầu tiên, tên kinh đô.

Câu 2 (3,0 điểm)

Chứng minh sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê sơ. Theo em, việc dựng bia tiến sĩ có ý nghĩa gì?

Câu 3 (4,0 điểm)

Vì sao thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10


Câu 1 (3,0 đ) Em hãy lập bảng tóm tắt các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Triều đại

Quốc hiệu

Thời gian tồn tại

Người sáng lập

Kinh đô

Ngô

939-965

Ngô Quyền

Cổ Loa (Hà Nội)

Đinh

Đại Cồ Việt

968-980

Đinh Bộ Lĩnh

Hoa Lư (Ninh Bình)

Tiền Lê

Đại Cồ Việt

980-1009

Lê Hoàn

Hoa Lư (Ninh Bình)

Đại Việt

1009-1225

Lý Công Uẩn

Thăng Long (Hà Nội)

Trần

Đại Việt

1225-1400

Trần Cảnh

Thăng Long

Hồ

Đại Ngu

1400-1407

Hồ Quý Ly

Tây Đô (Thanh Hóa)

Lê sơ

Đại Việt

1428-1527

Lê Lợi

Thăng Long

Mỗi triều đại 0,5 (6 trong 7 triều đại là trọn điểm)

Câu 2 (3,0 đ) Chứng minh sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê sơ. Theo em, việc dựng bia tiến sĩ có ý nghĩa gì?

Giáo dục:

  • Từ TKX đến TK XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu. (0,5 đ)
  • Thời Lý, năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. 1075, khoa thi đầu tiên được tổ chức ở kinh thành Thăng Long. (0,5 đ)
  • Thời Trần, giáo dục thi cử được quy định chặt chẽ hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy "Tam khôi" (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc, quan lại đến học. Nhà Trần đã đào tạo được nhiều trí thức giỏi cho đất nước như: Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh,... (0,5 đ)
  • Thời Lê sơ, giáo dục Nho học thịnh đạt. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia ghi tên Tiến sĩ. (0,5 đ)
  • Ý nghĩa việc dựng bia tiến sĩ : thể hiện việc tôn trọng việc học hành đỗ đạt, khuyến khích việc học trong nhân dân, tôn vinh nhân tài đất nước, đồng thời nhắc nhở những người đỗ đạt có trách nhiệm với dân, với nước. Nhiều tri thức tài giỏi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. (1,0 đ)

Câu 3 (4,0 đ) Vì sao thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?

  • Phái Gia-cô-banh quan tâm giải quyết vấn đề ruộng đất - đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông dân. Qua đó, động viên họ tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài. (1,0 đ)
  • 1793, hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xóa bỏ. (1,0 đ)
  • Quốc hội thông qua sắc lệnh "Tổng động viên toàn quốc" để huy động sức mạnh của nhân dân cả nước chống "thù trong, giặc ngoài". Ban hành luật giá tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân. (1,0 đ)

Nhờ vậy, phái Gia-cô-banh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao. (1,0 đ)

Đánh giá bài viết
2 1.860
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm