Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 tỉnh Quảng Bình

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015 có 3 câu hỏi tự luận cùng hướng dẫn làm bài. Đề thi làm trong thời gian 45 phút, được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, mời các bạn tham khảo.

430 câu hỏi luyện thi đại học, học sinh giỏi cấp THPT môn Lịch sử phần Việt Nam cận hiện đại

Tuyển tập 441 câu hỏi luyện thi đại học và học sinh giỏi cấp THPT môn Lịch sử phần Thế giới cận hiện đại

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH THPT

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề có 01 trang, gồm 03 câu

Câu 1. (5,0 điểm)

Đế quốc Mĩ đã thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam? Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965).

Câu 2. (2,0 điểm)

Hãy nêu những thắng lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt trận quân sự, chính trị trong chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ (1969 - 1973).

Câu 3. (3,0 điểm)

Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12

I. MỘT SỐ LƯU Ý

1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung, học sinh có thể trình bày chi tiết nhưng phải đảm bảo tính chính xác, lôgíc,...tuỳ mức độ để cho điểm phù hợp.

2. Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm.

II. TÓM LƯỢC NỘI DUNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM

Nội dung

Câu 1. Đế quốc Mĩ đã thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam ? Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965).

* Âm mưu

  • Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân của một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn...
  • Với chiến lược chiến tranh này, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để có thể áp đảo quân chủ lực ta bằng chiến lược quân sự mới "tìm diệt", cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về thế phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới, làm chiến tranh tàn lụi dần.

* Thủ đoạn

  • Tăng cường vai trò của quân đội Mĩ tại chiến trường miền Nam...
  • Tiếp tục phát triển quân đội Sài Gòn với số lượng đông...
  • Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh quân Mĩ liên tục mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào vùng "đất thánh của Việt cộng"...
  • Tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc...

* Điểm khác nhau cơ bản so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"

  • Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, còn chiến lược "Chiến tranh cục bộ" bên cạnh quân đội Sài Gòn thì vai trò và số lượng của quân Mĩ, quân đồng minh Mĩ không ngừng tăng lên...
  • Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" có quy mô lớn, tính chất ác liệt hơn so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"...

Câu 2. Hãy nêu những thắng lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt trận quân sự, chính trị trong chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ (1969 - 1973).

  • Ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia họp..., biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ...
  • Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân của 10 vạn quân đội Sài Gòn giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn...
  • Từ 12/2 đến 23/3/1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn - 719" của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn..., giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

Câu 3. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc...; chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc...
  • Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • Tác động mạnh mẽ đến nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
  • Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người...
Đánh giá bài viết
1 2.489
Sắp xếp theo

    Lịch sử 12

    Xem thêm