Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, nhằm giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm đề luyện thi học kì 2 môn Văn, từ đó, chuẩn bị tốt nhất và giành được kết quả cao trong bài thi cuối năm.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Phú Yên năm học 2011 - 2012

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Chu Văn An, Quảng Trị năm học 2014 - 2015

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn – Khối: 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)

Phần I. Đọc-hiểu (5.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói:

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ và khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ 3 có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn đề cho mình.

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn.

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng hỏi thầy:

- Thưa thầy tại sao lại như thế ạ?

Thầy cười rồi nghiêm nghị trả lời:

- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách ...

(Trích "Hạt giống tâm hồn")

  1. Tại sao cả lớp đều ngạc nhiên khi thầy dạy Toán trả bài kiểm tra? (1.0 đ)
  2. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (1.0 đ)
  3. Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên (tối đa 4 dòng). (1.0 đ)
  4. Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì? Trình bày suy nghĩ của anh/chị bằng đoạn văn 7-10 dòng.

Phần II. Làm văn (5,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

... Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai ...

(Trích "Trao duyên" - Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Phần I: Đọc-hiểu

1. Cả lớp đều ngạc nhiên khi thầy dạy Toán trả bài kiểm tra vì ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. (Chấp nhận diễn đạt ý tương tự.)

2. Phương thức biểu đạt: tự sự (Kể thêm phương thức khác không cho điểm.)

3. Viết tiếp lời người thầy

Nội dung nói về lòng tự tin, dám đối đầu với thử thách; viết không quá 4 dòng.

4. Viết đoạn văn

a. Yêu cầu về kĩ năng (0.5)

  • Hs biết cách xây dựng một đoạn văn: đúng về dung lượng, đúng về hình thức, có luận điểm rõ ràng, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn.
  • Diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

(Thầy cô linh hoạt khi chấm bài, trừ điểm các lỗi về diễn đạt, chính tả, ngữ pháp,...)

b. Yêu cầu về kiến thức (1.5)

Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được suy nghĩ của bản thân về câu chuyện. Sau đây là gợi ý:

Bài kiểm tra kỳ lạ ấy của thầy đã dạy chúng ta một bài học: "Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm cho chúng ta nản chí, không tin là mình có thể làm được. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công."

Phần II: Làm văn

a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ; kết cấu ba phần đủ, rõ ràng, luận điểm hợp lí, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích trong "Truyện Kiều" và tác giả Nguyễn Du, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

1. Nêu được vấn đề cần nghị luận: tác giả, tác phẩm, giới thiệu và dẫn đoạn trích

2. Hoàn cảnh trao duyên

3. Cảm nhận đoạn trích

a. Nội dung: Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

  • Kiều mở lời đặc biệt.
    • Lời lẽ: cậy, chịu lời
    • Cử chỉ: lạy, thưa

→ Thái độ: vừa nhờ vừa tin tưởng, nài nỉ; thiết tha, khẩn khoản, hạ mình để đền đáp sự hy sinh cao cả của em.

→ Tạo không khí trang nghiêm chứng tỏ vấn đề sắp nói rất quan trọng.

  • Kiều tâm sự với em để tạo sự cảm thông.
    • Trông cậy tất cả vào em (mặc em) sẽ chắp mối tơ thừa.
    • Kể ngắn gọn về mối tình với Kim Trọng: Tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, nồng thắm (Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề) giờ đã dang dở (giữa đường đứt gánh)
    • Kể về gia cảnh: gia đình gặp nạn (sóng gió bất kì). Kiều hy sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu. Đó cũng là lý do để nàng nhờ em thay lời hẹn ước cùng Kim Trọng.

→ Cách nói khéo léo vừa gợi sự cảm thông vừa đặt Vân vào tình huống khó xử.

b. Nghệ thuật

  • Đặc sắc của Nguyễn Du trong nghệ thuật lựa chọn ngôn từ.
  • Các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, câu hỏi tu từ, những từ ngữ mang tính ước lệ ...

3. Khẳng định vấn đề

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí: Kiều nói bằng ngôn ngữ lí trí, vừa thuyết phục vừa khẩn cầu.
  • Nhân cách Kiều: vẹn hiếu,vẹn tình; giàu đức hi sinh.

Lưu ý

  • Bài viết sai hai lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt trừ 0,25đ, quá nhiều lỗi trừ tối đa 0,75đ cho cả bài; bố cục 3 phần không rõ hoặc thân bài không chia nhiều đoạn: trừ 0.5đ
  • Diễn xuôi ý thơ nhưng biết cách trích dẫn thơ, bố cục rõ ràng: 2đ
  • Phân tích, cảm thụ tốt nhưng không biết cách trích dẫn thơ: 2-2,5 đ
  • Cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Đánh giá bài viết
15 7.465
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 10

    Xem thêm