Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Đồng Tháp môn Sinh học (năm học 2012 - 2013)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG THÁP

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 – 2013

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Ngày thi: 30/09/2012
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,0 điểm)

1) Khi nghiên cứu các đặc tính sống cơ bản của virus, nhiều học sinh băn khoăn khi xem virus là sinh vật sống. Theo em lí do làm các bạn ấy băn khoăn là gì? Nguyên nhân nào giúp virus tránh được sự tiêu diệt của kháng sinh?

2) Khi phân tích thành phần hóa học của axit nucleic ở virus, thu được kết quả sau:
Chủng 1: A = 24%; T = 33%; G = 18%; X = 25%
Chủng 2: A = 25%; U = 25%; G = 20%; X = 30%

Em có nhận xét gì về axit nucleic ở các chủng virus này?

Câu 2: (2,0 điểm) Trong tế bào thực vật có hai loại bào quan thực hiện chức năng tổng hợp ATP. Đó là hai loại bào quan nào? So sanh điểm giống và khác nhau giữa hai loại bào quan đó?

Câu 3: (2,0 điểm) Trong tinh hoàn của một gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với các trứng. Các trứng được hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng sau khi ấp chỉ nở được 23 gà con.

1) Tính số lượng tinh trung trực tiếp thụ tinh và số tế bào sinh trứng.

2) Số trứng không nở có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? Biết rằng ở gà bộ nhiễm sắc thể 2n = 78

Câu 4: (2,0 điểm)

1) Sánh sánh sự khác nhau về cấu tạo cơ quan quang hợp của nhóm thực vật C3 và C4.

2) Vì sao nói: "Hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C3"?

Câu 5: (2,0 điểm)

1) Nêu những lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây?

2) Trong những lực trên, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?

3) Khi đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối thì sức căng trương nước của tế bào lỗ khí tăng hay giảm? Giải thích

Câu 6: (2,0 điểm)

1) Phân biệt tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào. Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa?

2) Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt. Theo em chân khớp (xuất hiện sau giun đốt trong quá trình tiến hóa) có hệ tuần hoàn kín hay hở? Giải thích

Câu 7: (2,0 điểm)

Ở ruồi giấm, gen mắt đỏ bị đột biến thành gen mắt trắng. Phân tử protein biểu hiện tính trạng mắt trắng so với phân tử protein biểu hiện tính trạng mắt đỏ thì kém 1 axit amin và có 2 axit amin mới.

1) Em hãy cho biết những biến đổi xảy ra đối với gen mắt đỏ. Biết rằng đột biến gen chỉ xảy ra theo một kiểu.

2) Nếu gen mắt trắng ít hơn gen mắt đỏ và liên kết hidro, tự nhân đôi 5 lần thì nhu cầu từng loại nucleotit đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp giảm đi bao nhiêu so với gen mắt đỏ.

Câu 8: (2,0 điểm) Một hợp tử của người, khi phân bào bình thường liên tiếp 3 đợt đã lấy từ môi trường tế bào nguyên liệu tạo ra tương đương với 329 nhiễm sắc thể đơn. Gen A nằm trên nhiễm sắc thể trong hợp tử dài 0,51 micromet và có A = 30% số lượng nucleotit của gen. Môi trường tế bào đã cung cấp 63000 nucleotit cho quá trình tự nhân đôi của gen đó trong 3 đợt phân bào của hợp tử nói trên

1) Xác định tổng số nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa nhân đôi trong toàn bộ số tế bào được hình thành sau 3 đợt phân bào của hợp tử

2) Gen A thuộc nhiễm sắc thể nào của hợp tử?

3) Nếu 1 tế bào được hình thành từ hợp tử nói trên phân bào liên tiếp 4 đợt thì môi trường tế bào phải cung cấp bao nhiêu nucleotit từng loại cho quá trình tổng hợp gen A.

Câu 9: (2,0 điểm) Ở ong mật, gen A quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen a quy định cánh ngắn, gen B quy định cánh rộng là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh hẹp. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và xảy ra trao đổi chéo.

Cho phép lai:
P: ong cánh dài, rộng x ong đực cánh ngắn, hẹp
F1: 1000% cánh dài, rộng.

1) Biện luận và cho biết kiểu gen của P?

2) Cho F1 tạp giao. Ở F2 ong đực, ong cái có những kiểu gen và kiểu hình như thế nào? 3) Nếu phép lai trên không phải là ong mật mà là ruồi giấm thì kết quả F2 giống hay khác so với phép lai trên? Tại sao?

Câu 10: (2,0 điểm) Có một thí nghiệm được tiến hành ngoài ánh sáng như sau: Cho 2 cành rong tươi có kích thước tương tự nhau vào 2 ống nghiệm A và B đổ đầy nước đã đun sôi để nguội. Trên mặt nước có phủ một lớp dầu thực vật. Cho thêm vào ống A một ít natri cacbonat. Sau đó tiến hành quan sát 2 ống nghiệm một thời gian dài.

1) Mục đích của thí nghiệm trên là gì?

2) Tại sao phải dùng nước đun sôi, để nguội. Tác dụng của lớp dầu thực vật là gì?

3) Tại sao cho muối natri cacbonat vào ống A mà không cho cả 2 ống?

4) Sẽ quan sát được hiện tượng gì? Rút ra kết luận từ 2 thí nghiệm trên.

Đánh giá bài viết
1 583
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 12

    Xem thêm