Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 năm học 2014 - 2015 trường THCS Mỹ Hưng, Hà Nội

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 năm học 2014 - 2015 trường THCS Mỹ Hưng, Hà Nội là đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS. Đề thi môn GDCD có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố lại kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi học sinh giỏi các cấp lớp 9 THCS. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Hồng Dương, Hà Nội

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2010 - 2011 môn Giáo dục công dân lớp 9 Bảng B (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 2 năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD& ĐT THANH OAI

TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2015-2016

MÔN: GDCD 9

Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm):

Thế nào là tự chủ? Biểu hiện của tính tự chủ? Có ý kiến cho rằng "Tự chủ là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác". Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm):

Nếu chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm học 2015- 2016 là: "Bảo vệ hòa bình", với tư cách một công dân của dân tộc yêu chuộng hòa bình thì em sẽ gửi bức thông điệp nào để bày tỏ những khát vọng của mình đến bạn bè thế giới?

Câu 3 (1,0 điểm)

Ở nước ta hiện nay tai nạn giao thông ngày một tăng cả về số vụ, số người bị chết và bị thương. Trình bày những hiểu biết của em về nguyên nhân của thực trạng trên?

Câu 4 (2,5 điểm):

Nhà em ở gần cánh đồng. Cứ mỗi mùa vụ, em thường chứng kiến nhiều người dân đi bơm thuốc sâu cho lúa. Họ pha thuốc xong rồi vứt luôn chai lọ, vỏ gói thuốc sâu xuống vệ cỏ hoặc xuống kênh mương.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của những người dân ấy?

b. Chứng kiến những việc làm như thế, em sẽ có thái độ hoặc cách ứng xử như thế nào để góp phần bảo vệ môi trường?

Câu 5 (2,5 điểm):

Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu truyền thống tốt đẹp trên?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9

Câu 1 (2,0 điểm):

  • Khái niệm tự chủ: Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
  • Biểu hiện của tự chủ:
    • Không nóng nảy vội vàng, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, khi gặp khó khăn không hoang mang sợ hãi, bình tĩnh tự tin trong mọi tình huống.
    • Trong cách cư xử với mọi người tỏ ra ôn tồn, lịch sự, hòa nhã.
    • Biết điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân khi sai.
    • Biết tự ra quyết định cho mình, không bị lôi kéo trước những cám dỗ, áp lực.
  • Lý giải quan điểm: Tự chủ không chỉ là làm chủ bản thân mà còn biết điều chỉnh hành vi, thái độ của mình vì thế cần lắng nghe ý kiến của người khác để tiếp thu một cách có chọn lọc để kịp thời điều chỉnh chứ không phải là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.

Câu 2 (2,0 điểm):

  • Đảm bảo hình thức là một bức thư...
  • Khái niệm hòa bình: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh...
  • Tác dụng của hòa bình: Đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc ; tạo điều kiện cho cá nhân, xã hội phát triển...
  • Tác hại của chiến tranh: Gây đau thương, chết chóc; thiệt hại vật chất...
  • Trình bày được một số nét về bối cảnh quốc tế hiện nay: chiến tranh, xung đột, bạo loạn..., lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
  • Rút ra được, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
  • Biện pháp
    • Xây dựng mối quan hệ thân thiện, tôn trọng, bình đẳng giữa người với người...
    • Thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia.
    • Ủng hộ và tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình: mít tinh, biểu tình, tuần hành...
  • Liên hệ bản thân.

Câu 3 (1,0 điểm)

* Nguyên nhân

  • Nguyên nhân khách quan:
    • Mật độ phương tiện và người tham gia giao thông quá đông.
    • Hệ thống giao thông chưa đảm bảo về cơ sở hạ tầng.
    • Việc cấp phát bằng và giấy phép lái xe chưa đúng, thiếu nghiêm túc.
    • Việc điều hành xử lí các hành vi vi phạm giao thông đôi lúc còn lỏng lẻo, chưa đủ để răn đe.
    • Công tác tuyên truyền, kiểm tra chưa thường xuyên liên tục....
  • Nguyên nhân chủ quan: Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt.

Câu 4 (2,5 điểm):

a. Nhận xét về hành vi kể trên: Đó là hành vi thiếu ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước; có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người, đáng phê phán.

  • Cách xử lý:
    • Bày tỏ thái độ phản đối, không đồng tình với việc làm đó.
    • Nhắc nhở họ không nên vứt vỏ chai lọ bừa bãi ra bờ kênh, mương.
    • Giải thích cho họ hiểu tác hại của việc làm kể trên
    • Khuyên họ nên bỏ vỏ gói thuốc sâu và nơi quy định.
  • Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 5 (2,5 điểm):

  • Khái niệm:
    • Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo. Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy, trọng đạo lí làm người...
  • Biểu hiện:
    • Có tình cảm, thái độ lễ phép, biết ơn ...
    • Có hành động, việc làm tốt đẹp đền ơn đáp nghĩa...
  • Ý nghĩa:
    • Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo...
    • Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở lên tốt đẹp hơn...
    • Thể hiện một quan niệm của dân ta: Tôn vinh nghề dạy học...
  • Liên hệ trách nhiệm bản thân.
Đánh giá bài viết
10 32.384
Sắp xếp theo

    Lớp 9 môn khác

    Xem thêm