Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 môn Vật lý lớp 12 Bổ túc THPT

Nhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao, Vndoc.com xin giới thiệu: Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 môn Vật lý lớp 12 Bổ túc THPT.

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NGHỆ AN


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN THI: VẬT LÝ - LỚP 12 BT THPT

(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)


Câu 1
(2,0 điểm).

Một con lắc đơn có chiều dài l=1m, được treo tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 10m/s2. Lấy π2 = 10. Bỏ qua sức cản không khí.

a) Tính chu kì, tần số dao động nhỏ của con lắc.

b) Nếu thay đổi chiều dài của con lắc, thì phải thay đổi một lượng bao nhiêu để chu kì dao động của nó bằng 1s?

Câu 2 (5,0 điểm).

Một lò xo nhẹ có độ cứng k được treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn với vật nhỏ có khối lượng m1 = 100g. Kéo vật m1 thẳng đứng xuống dưới cách vị trí cân bằng 5cm rồi thả nhẹ không vận tốc ban đầu, thì vật dao động điều hòa với chu kỳ T1 = 0,5s. Lấy π2 = 10, g = 10m/s2.

a) Tính độ cứng của lò xo.

b) Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, trục tọa độ hướng thẳng đứng xuống dưới, mốc thời gian là lúc thả vật. Hãy viết phương trình dao động của vật m1.

c) Xác định vận tốc của vật m1 khi nó đi qua vị trí có li độ x = 4cm.

d) Tính vận tốc lớn nhất của m1 và lực đàn hồi lớn nhất của lò xo trong quá trình dao động của m1.

e) Gắn thêm vật nhỏ m2 vào m1 thì chu kỳ dao động của hệ là T2 = 1s. Hãy tính khối lượng m2.

Câu 3 (5,0 điểm).

Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình: u1 = u2 = 2cos(20πt). Coi biên độ sóng không đổi. Hai nguồn A và B cách nhau 12cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 80 cm/s. M là một điểm trên mặt nước với MA = MB = d = 10 cm.

a) Hãy tính chu kỳ sóng và bước sóng.

b) Viết phương trình dao động tổng hợp của điểm M.

c) Tính tỉ số biên độ dao động tại M so với biên độ của nguồn, tính độ lệch pha của M so với nguồn.

d) Trên đoạn thẳng AB có bao nhiêu điểm đứng yên?

Câu 4 (4,0 điểm).

Cho mạch điện như hình 1, trong đó các nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E1 = E2 = 24V, r1 = r2 = 4Ω; các điện trở có giá trị là R1 = R2 = 1Ω; Rb là biến trở.

1) Điều chỉnh để Rb = 9,5Ω.

a) Tính cường độ dòng điện qua mỗi nguồn và qua mỗi điện trở.

b) Xác định giá trị của Rb để công suất tiêu thụ điện ở mạch ngoài lớn nhất. Tính công suất lớn nhất đó.

2) Thay nguồn E2 bằng nguồn khác có suất điện động E3 = 6V, điện trở trong r3 = 4Ω, điều chỉnh Rb đến giá trị Rb = 1,5Ω. Hãy tính:

a) Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B.

b) Cường độ dòng điện qua mỗi nguồn, qua mỗi điện trở.

Câu 5 (4,0 điểm).

Cho mạch điện như hình vẽ 2: ; cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm ; tụ điện có điện dung có điện dung biến đổi. Đặt vào hai đầu A, B điện áp xoay chiều . Điện trở của ampe kế, của khóa K và dây nối không đáng kể.

1) Khi khóa K đóng:

a) Xác định số chỉ của ampe kế và viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời qua mạch.

b) Tính công suất tiêu thụ điện trong mạch.

2) Khóa K mở:

a) Điều chỉnh điện dung của tụ điện thì số chỉ am pe kế vẫn không đổi. Tính

b) Thay đổi điện dung của tụ điện thì khi C bằng C2 trong mạch có cộng hưởng điện. Tính C2 và viết biểu thức của điện áp tức thời hai đầu tụ điện lúc đó.

Đánh giá bài viết
1 430
Sắp xếp theo

Thi học sinh giỏi lớp 12

Xem thêm