Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Hóa lớp 10

Vndoc.com xin giới thiệu đến các bạn: Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Hóa lớp 10.

Đề thi Olympic môn Hóa:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
CỤM TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – TÂY HỒ

(Đề thi chính thức)

ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Hóa học – Lớp 10

(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1:

1. Khi Cl2 điều chế từ KMnO4 và HCl đặc thường bị lẫn HCl và hơi nước, để có khí Cl2 khô người ta lắp thiết bị sao cho Cl2 đi qua bình A rồi đến Bình B. Hãy chọn chất nào chứa vào bình A và B để có kết quả tốt nhất trong số các chất lỏng sau đây: H2SO4 đặc, dung dịch NaCl bão hòa và các dung dịch NaOH, KHCO3. Giải thích vì sao lại chọn như trên?

2. Nêu cách loại sạch tạp chất khí.
a) H2S có lẫn trong HCl c) HCl có lẫn trong SO2
b) HCl có lẫn trong H2S d) SO3 có lẫn trong SO2
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu II:

X, Y là 2 nguyên tố đều có hợp chất khí với hidro ứng với công thức XHa và YHa. (Khối lượng mol phân tử chất này gấp đôi khối lượng mol phân tử chất kia). Oxit cao nhất của X và Y có công thức X2Ob và Y2Ob (khối lượng mol phân tử của 2 oxit hơn kém nhau 34 đvC).

a) X, Y là kim loại hay phi kim.

b) Xác định tên X, Y và công thức phân tử các hợp chất oxit cao nhát và hợp chất khí với hidro của X, Y.

c) Dự đoán và so sánh tính chất oxi hóa - khử (có tính khử, có tính oxi hóa hay có tính khử và tính oxi hóa) của XHa và YHa.

Câu III:

Hãy sắp xếp (có giải thích) các dãy axit cho dưới đây theo thứ tự tăng dần tính axit
a) HCl, HF, HI, HBr
b) HClO4, HClO2, HClO, HClO3

Câu IV:

a) Phương pháp sunfat có thể điều chế được chất nào: HF, HCl, HBr, HI? Nếu có chất không điều chế được bằng phương pháp này, hãy giải thích vì sao? Viết các phương trình phản ứng hóa học và ghi rõ điều kiện (nếu có) để minh họa.

b) Trong dãy axit có oxi của clo, axit hipocloro là quan trọng nhất, axit hipocloro có các tính chất:
- Tính axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.
- Có tính oxi hóa mạnh.
- Rất dễ bị phân tích khi có ánh sáng mặt trời hoặc khi đun nóng.
Hãy viết phương trình phản ứng để minh họa các tính chất đó.

Câu V: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm H2 và Cl2 vào một bình thủy tinh lớn. sau khi chiếu sáng, ngừng phản ứng thu được hỗn hợp Y, trong đó có 30% về thể tích HCl và thể tích khí clo giảm xuống còn 20% so với ban đầu.

a) Tính số mol các khí trong hỗn hợp Y.

b) Cho hỗn hợp Y qua 40 gam dung dịch KOH 14% ở 100oC thu được dung dịch Z. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Z.

Câu VI:

Hòa tan hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp X gòm Mg, Al bằng dung dịch HCl, thu được 2,688 lít H2 (đktc). Nếu cho 2,52 gam hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được 0,03 mol một sản phẩm Y duy nhất hình thành do sự khử S+6.

a) Xác định Y.

b) Nếu hòa tan hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 10,5% (d = 1,2 g/ml) thu được 0,03 mol một sản phẩm duy nhất hình thành do sự khử N+5 (N2, N2O, NH4NO3, NO, NO2). Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 đã phản ứng.

Câu VII:

Nguyên tử A có cấu hình electron ngoài cùng là 3p4. Tỉ lệ số notron và số proton là 1:1. Nguyên tử B có số notron bằng 1,25 lần số notron của A. Khi cho 7,8 gam B tác dụng với lượng dư A ta thu được 11 gam hợp chất B2A.

a) Xác định số hiệu nguyên tử, số khối của A, B và viết cấu hình electron nguyên tử của A và B.

b) Nguyên tố A và B là kim loại hay phi kim?

Câu VIII:

a) Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
FeS2 + Cu2S + HNO3 -> Fe(NO3)3 + CuSO4 + H2SO4 + NO + H2O. Biết tỉ lệ số mol tham gia phản ứng của FeS2 và Cu2S là 1:3

b) Hoàn thành phương trình phản ứng sau (Viết tiếp phương trình theo phương pháp thăng bằng electron):
SO2 + HNO3 + H2 -> NO + ...

Đánh giá bài viết
5 2.293
Sắp xếp theo

    Lớp 10

    Xem thêm