Đề thi và đáp án môn Hóa khối B

VnDoc.com giới thiệu tới các bạn "Đề thi và đáp án môn Hóa khối B". Đây là đề thi và đáp án chính thức trong kỳ thi cao đẳng năm 2011. Tài liệu này giúp các bạn ôn thi đại học, cao đẳng khối B tự luyện tập và kiểm tra kiến thức. Mời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI CAO ĐẲNG MÔN HÓA KHỐI B NĂM 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 05 trang)
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011
Môn: HOÁ HỌC; Khối B
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 197

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:............................................................................

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137.

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4;

(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4;

(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3;

(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2;

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;

(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 2: Este X no, đơn chức, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Đốt cháy 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,22 mol Ca(OH)2 thì vẫn thu được kết tủa. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là

A. 53,33%. B. 36,36%. C. 37,21%. D. 43,24%.

Câu 3: Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là

A. 11,2 gam. B. 16,6 gam. C. 22,4 gam. D. 5,6 gam.

Câu 4: Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+(0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl (0,02 mol), HCO3 (0,10 mol) và SO42− (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc

A. là nước mềm. B. có tính cứng tạm thời.

C. có tính cứng vĩnh cửu. D. có tính cứng toàn phần.

Câu 5: Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối của một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol. Công thức của X là

A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOC2H5.

C. CH3COOCH=CH2. D. C2H5COOCH3.

Câu 6: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là

A. p-bromtoluen và m-bromtoluen. B. o-bromtoluen và m-bromtoluen.

C. benzyl bromua. D. o-bromtoluen và p-bromtoluen.

Câu 7: Để xà phòng hoá hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp hai este no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau cần vừa đủ 600 ml dung dịch KOH 1M. Biết cả hai este này đều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của hai este là

A. C2H5COOC2H5 và C3H7COOCH3. B. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7.

C. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5. D. HCOOC4H9 và CH3COOC3H7.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 8,96 lít. B. 4,48 lít. C. 11,20 lít. D. 17,92 lít.

Câu 9: Công thức của triolein là

A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5. B. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.

C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5. D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.

Đánh giá bài viết
4 11.074
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm