Đề thi và đáp án môn Sinh khối B

Đề thi và đáp án môn Sinh khối B - kỳ thi đại học 2010 là tài liệu luyện thi đại học hữu ích cho các bạn ôn thi đại học khối B. Bộ tài liệu này giúp các bạn học sinh tự tổng hợp và ôn luyện kiến thức, làm quen với các dạng bài thi đại học để chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN SINH KHÓI B NĂM 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn: SINH HỌC; Khối: B
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề 381

Họ, tên thí sinh: .......................................................................................................

Số báo danh: ............................................................................................................

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng NH4+ ?

A. Động vật đa bào. B. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất.

C. Thực vật tự dưỡng. D. Vi khuẩn phản nitrat hoá.

Câu 2: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là

A. 25% và 50%. B. 50% và 50%. C. 25% và 25%. D. 50% và 25%.

Câu 3: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản.

C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

A. A + G = 20%; T + X = 80%. B. A + G = 25%; T + X = 75%.

C. A + G = 80%; T + X = 20%. D. A + G = 75%; T + X = 25%.

Câu 5: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 5 loại kiểu gen về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1?

A. AA × Aa. B. Aa × aa. C. XAXA × XaY. D. XAXa × XAY.

Câu 6: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:

A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.

B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 7: Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng?

A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.

B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.

C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%.

D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%.

Đánh giá bài viết
15 28.104
Sắp xếp theo

Cao đẳng - Đại học

Xem thêm