Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 21: Giải bài tập con người và môi trường địa lí

Địa lý lớp 8 bài 21: Giải bài tập con người và môi trường địa lí

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 21: Giải bài tập con người và môi trường địa lí. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của con người và một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố của sản xuất.

- Thông qua các hoạt động trên, con người đã tác động mạnh mẽ làm biến đổi môi trường tự nhiên.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 76 SGK địa lí 8: Hoạt động nông nghiệp đã làm biến đổi cảnh quan tự nhiên như thế nào?

Trả lời:

- Hoạt động nông nghiệp làm biến đổi các đồng bằng, làm cho bề mặt các đồng bằng gồ ghề và cảnh quan là các loại cây trồng phục vụ nhu cầu của con người.

- Trồng cây công nghiệp, làm thay đổi cảnh quan miền núi và trung du, một số nơi do mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp đã làm cho diện tích rừng bị thu hẹp.

- Một số khu vực trên thế giới nhân dân còn tình trạng du canh du cư làm ảnh hưởng rất xấu tới cảnh quan tự nhiên, làm suy giảm nhanh tài nguyên rừng và tài nguyên đất.

Giải bài tập 2 trang 76 SGK địa lí 8: Những tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường tự nhiên.

Trả lời:

- Các chất khí thải công nghiệp đã gây ra các hiện tượng ô nhiễm không khí: Mưa xít, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôdôn,...

- Nước thải công nghiệp gây ra ô nhiễm nguồn nước: Các hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen,...

- Đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản làm cho môi trường ở khu vực khai thác bị xáo trộn,...

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

Ô NHIỄM NƯỚC VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

Ô nhiễm môi trường nước là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong môi trường nước; cho dù chất đó có hại hay không có hại khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể sinh vật thì chất đó sẽ trở nên độc hại. Nguồn nước bị ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng có thể gây ra ở người các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh tả, bệnh thương hàn, các bệnh về mắt, ...

Ô nhiễm nước do các kim loại nặng rất nguy hại vì nó có thể tích luỹ trong cơ thể người và gây nên một số bệnh như:

- Asen: Bệnh ung thư.

- Cadimi: Bệnh cao huyết áp, đau xương.

- Chì gây hại cho thận và hệ thần kinh.

- Flo làm hỏng răng và mềm xương.

- Thuỷ ngân gây rối loạn hệ thần kinh ngoại vi.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần không khí hoặc có sự hiện diện của những chất lạ trong không khí. Những tác nhân gây hại quan trọng nhất là khí sunphurơ (SO2), ôxit nitơ (NO2), ôxit cacbon (CO), các chất ôxi quang hoá học và các chất lơ lửng.

- Ôxit nitơ có trong không khí chủ yếu do hiện tượng đốt cháy xảy ra. Nó là nguồn gốc chủ yếu tạo ra sự ô nhiễm quang hoá học, với nồng độ cao có thể gây chết người vì nó liên kết với huyết tố cầu nhanh hơn ôxi hàng nghìn lần.

- Ôxit cacbon hình thành chủ yếu do khói thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông. Môi trường có chứa nhiều ôxit cacbon gây nên sự ức chế hô hấp của người, làm cản trở quá trình vận chuyển ôxi trong máu, biểu hiện là nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nặng hơn thì có thể chết ngạt.

- Ô nhiễm không khí làm mỏng tầng ozôn khiến cho các tia cực tím lọt xuống trái đất nhiều hơn, gây hỏng mắt, ung thư da, làm hạn chế khả năng miễn dịch của con người.

- Khói mù quang hoá do ozôn ở tầng thấp trộn lẫn với trên 100 chất khác trong không khí tạo thành một hỗn hợp khí rất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.

- Mưa axit là một trong những kiểu ô nhiễm nguy hại, xảy ra chủ yếu do không khí trộn lẫn với khí sunphurơ và hơi nước. Mưa axit ảnh hưởng đến sức khoẻ con người qua nước uống. Mưa axit hoà tan các ion kim loại, đặc biệt là AL. Con người uống nước có chứa nhiều AL có thể bị tâm thần lão nhược.

Tác nhân ô nhiễm không khí

Hậu quả đối với sức khoẻ con người

Khí sunphurơ

Làm hệ hô hấp bị khó chịu và hư hại

Hyđrôcacbon

Gây ung thư

Oxit cacbon

Gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, giảm khả năng hấp thụ oxi của máu

Oxit nitơ

Làm giảm thị lực, gây ngứa mắt, mũi

Ozôn

Phá hoại chức năng hô hấp, khó chịu cho mắt, mũi, cổ họng, gây ho

Đánh giá bài viết
5 363
Sắp xếp theo

Địa lý lớp 8

Xem thêm