Giải bài tập trang 149 SGK Sinh 9: Quần xã sinh vật

Giải bài tập trang 149 SGK Sinh lớp 9: Quần xã sinh vật

Giải bài tập trang 149 SGK Sinh lớp 9: Quần xã sinh vật được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về quần xã sinh vật trong chương trình học môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết: Quần xã sinh vật

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 149 Sinh Học lớp 9: Quần xã sinh vật

Bài 1: (trang 149 SGK Sinh 9)

Thế nào là một quần xã? Quần xã khác với quần thể như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

Quần thể là tập hợp những cá thể cùng một loài sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.

Bài 2: (trang 149 SGK Sinh 9)

Hãy lấy một ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

  • Kể tên các loài trong quần xã đó.
  • Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?
  • Khu vực phân bố của quần xã.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

  • Rừng dừa là một quần xã gồm có các quần thể: dừa, chuối, cỏ, bọ dừa, giun đất, vi sinh vật...
  • Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối.
  • Chuối che mát và giữ ẩm gốc cho dừa.
  • Giun làm xốp đất cho dừa, chuối, cỏ.
  • Cỏ giữ ẩm gốc cho dừa, chuối đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với dừa, chuối.
  • Dừa, chuối, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.
  • Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ, dừa, chuối.

Bài 3: (trang 149 SGK Sinh 9)

Hãy nêu những tính chất về số lượng và thành phần loài của quần xã.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Nguyên phân

Giảm phân

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng

Xảy ra ở tế bào sinh dục cái

1 lần phân bào

gồm 2 lần phân bào liên tiếp

Có sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đương về hai cực tế bào

Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào

1 tế bào mẹ (2n) nguyên phân tạo ra hai tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST lưỡng bội (2n)

1 tế bào mẹ (2n) giảm phân tạo bốn tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội (n)

Bài 4: (trang 149 SGK Sinh 9)

Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được không chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Đánh giá bài viết
2 2.514
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 9

    Xem thêm