Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Hóa 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải Hóa 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là tài liệu tham khảo hay giúp bạn nhanh chóng nắm được kiến thức của bài học, cũng như biết cách vận dụng để giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa. Từ đó hình thành các kĩ năng giải bài tập cũng như vận dụng vào làm các dạng bài tập câu hỏi tương tự. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. Hóa 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học

Các nguyên tố hóa học được xếp vào bảng tuần hoàn dựa trên các nguyên tắc sau:

a) Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng ngang (chu kì).

c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị (electron có khả năng tham gia vào quá trình hình thành liên kết hóa học) được xếp thành một cột (nhóm).

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

a) Ô nguyên tố

Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố. Các ô nguyên tố được đánh số thứ tự, số thứ tự chính là số điện tích Z của nguyên tố đó. Đó cũng chính là số hạt proton trong hạt nhân và bằng số electron thuộc lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố đó.

b) Chu kì và nhóm

Chu kì

Nhóm

Định nghĩa

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học được xếp thành cột gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau.

Cấu trúc

- Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.

- Có 7 chu kì

Chu kì nhỏ: là các chu kì 1, 2, 3.

Chu kì lớn: là các chu kì 4, 5, 6, 7.

- Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.

- Bảng tuần hoàn có 18 cột được chia thành 8 nhóm A và 8 nhóm riêng B. Mỗi nhóm là 1 cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

- Các nhóm nguyên tố gồm nhóm A và nhóm B.

Nhóm A

Nhóm B

Nhóm A gồm các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cả chu kì lớn. Chúng còn được gọi là các nguyên tố s và nguyên tố p.

Nhóm IA, IIA số electron ngoài cùng ở ns

Nhóm IIIA → VIIIA số electron ngoài cùng ở ns np.

Nhóm B gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn. Chúng còn được gọi là các nguyên tố d và nguyên tố f, nhóm VIIIB được gọi là nhóm nguyên tố chuyển tiếp.

Những nguyên tố d có phân lớp d bão hòa (10e) thì số thứ tự nhóm của chúng bằng số electron ngoài cùng.

c) Các nguyên tố xếp ở cuối bảng

Nhóm IIIB có 14 nguyên tố họ lantan (từ Ce đến Lu và 14 nguyên tố họ actini được xếp vào riêng thành 2 hàng cuối bảng)

B. Giải bài tập SGK Hóa lớp 10 trang 35

Bài 1 SGK trang 35 Hóa 10

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

A. 3

B. 5

C. 6

D. 7

Chọn đáp án đúng

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Chọn đáp án C

Bài 2 SGK trang 35 Hóa 10

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là:

A. 3 và 3.

B. 3 và 4

C. 4 và 4

D. 4 và 3

Chọn đáp án đúng

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Chọn đáp án B

Bài 3 SGK trang 35 Hóa 10

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:

A. 8 và 18

B. 18 và 8

C. 8 và 8.

D. 18 và 18

Chọn đáp án đúng

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Chọn A. 8 và 18

Bài 4 SGK trang 35 Hóa 10

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

D. Cả A, B, C.

Chọn đáp án đúng nhất.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 

Chọn đáp án D cả 3 ý A, B, C đều đúng

Bài 5 SGK trang 35 Hóa 10

Tìm câu sai trong các câu sau đây:

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhận tăng dần.

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 

Câu sai C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

Sửa lại: Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electrong trong nguyên tử

Bài 6 SGK trang 35 Hóa 10

Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

c) Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.

Bài 7 SGK trang 35 Hóa 10

a) Nhóm nguyên tố là gì?

b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có bao nhiêu cột?

c) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A?

d) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?

e) Những nhóm nào chứa nguyên tố s? Những nhóm nào chứa nguyên tố p? Những nhóm nào chứa nguyên tố d?

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 

a) Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

b) Bảng tuần hoàn có 18 cột

c) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A đánh số thứ tự từ IA đến VIIIA

d) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm B, gồm 10 cột được đánh số thứ tự từ IIIB đến VIIIB, rồi IB và IIB

e) Nhóm IA và IIA chứa nguyên tố s, nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He) chứa các nguyên tố p. Các nhóm từ IIIB đến IIB (theo chiều từ trái qua phải trong bảng tuần hoàn) chứa các nguyên tố d.

Bài 8 SGK trang 35 Hóa 10

Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 

Số thứ tự của các nhóm A trùng với số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.

Bài 9 SGK trang 35 Hóa 10

Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 

Số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li: 1e, Be: 2e, B: 3e, C: 4e, N: 5e, O: 6e, F: 7e, Ne: 8e.

Mời các bạn tham khảo nội dung giải bài tập hóa 10 bài tiếp theo tại: Giải Hóa 10 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

C. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 7 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Ngoài các dạng bài tập câu hỏi sách bài tập, sách giáo khoa hóa 10 bài 7. Để nâng cao củng cố kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng giải bài tập. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn biên soạn bạn đọc bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 bài 7 kèm theo đáp án tại: Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

.................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Giải Hóa 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
8 9.316
Sắp xếp theo

    Giải Hóa 10 - Giải bài tập Hoá 10

    Xem thêm