Giáo án bài Vội vàng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài Vội vàng

Giáo án bài Vội vàng thuộc môn Ngữ văn lớp 11 với nội dung được trình bày rõ ràng, khoa học nhằm làm nổi bật các kiến thức trọng tâm. Bài Giáo án điện tử mẫu lớp 11 bài Vội vàng này được chúng tôi sưu tầm với mục đích giúp thầy cô phân tích cho học sinh hiểu được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình với quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc. Mời tải miễn phí giáo án bài Vội vàng, thuộc môn Ngữ văn lớp 11 dưới đây.

VỘI VÀNG

- Xuân Diệu -

I. Mục tiêu

  • Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình với quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc của Xuân Diệu được thể hiện qua tác phẩm.
  • Thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc, mạch luận lí chặt chẽ cùng những sáng tạo nghệ thuật.

II. Trọng tâm

  • Niềm khát khao sống mãnh liệt, hết mình của Xuân Diệu.
  • Những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện của tác phẩm.

III. Đặc điểm bài

  • Bài mở đầu cho 1 loạt các bài thơ mới.
  • Bài thơ tiêu biểu của hồn thơ Xuân Diệu trước Cách Mạng.

IV. Tiến trình

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới

Từ xa xưa, nhiều thi nhân đã từng than thở về sự ngắn ngủi của kiếp người. Người ta gọi là: “áng phù vân”, là “bóng câu qua cửa sổ”… Nhưng do xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian nên nhiều nhà thơ TĐ quãng thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu. Thời ấy, cá nhân còn chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn gắn 1 với vũ trụ, nên người ta vẫn đinh ninh người chết chưa hẳn là hư vô, vẫn có thể cùng với cộng đồng với trời đất tuần hoàn.

Ở các nhà thơ mới, do được thức tỉnh về yếu tố cá nhân, quãng thời gian như vậy đã hoàn toàn đổ vỡ. Sự cảm nhận thời gian của Xuân Diệu khác với quãng thời gian tuần hoàn của người xưa, xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ với thời gian.

Hoạt động của GV và HSYêu cầu cần đạt

Dựa vào phần tiểu dẫn, giới thiệu về cuộc đời, hoạt động của nhà thơ Xuân Diệu?

- Theo lời Xuân Diệu: cả xứ Nghệ quê cha & xứ dừa quê mẹ đều có ảnh hưởng đến cuộc sống với sự nghiệp văn học, thừa hưởng đức tính cần cù, kiên nhẫn trong lao động của người xứ Nghệ với hồn thơ được bồi đắp nên từ tn thơ mộng vạn Gò Bồi.

- XD có vị trí ntn trong nền VHVN?

- Đóng góp của Xuân Diệu được thể hiện qua khả năng sáng tạo dồi dào như thế nào?

I. Tiểu dẫn

1. Xuân Diệu (1916-1985):

- Tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định.

- Sau khi đỗ tú tài: Xuân Diệu đi dạy học tư, làm viên chức ở Mĩ Tho, rồi ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.

- Ông hăng hái tham gia các hoạt động XH với tư cách 1 nhà văn chuyên nghiệp.

- Ông hăng hái tham gia các hoạt động XH với tư cách 1 nhà văn chuyên nghiệp: ĐBQH K1, UV BCH Hội nvăn VN K1, 2, 3; Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức.

- 1996: Xuân Diệu được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT.

2. Vị trí:

- Nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn.

  • Ngay khi bước chân vào làng thơ, đã đc nhìn nhận: nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới (HT).
  • Nthơ của mùa xuân, tuổi trẻ với TY với 1 hồn thơ khát khao giao cảm với đời (NĐM).

- Luôn duy trì nguồn cảm xúc tươi mới, cặp mắt xanh non để nhìn vạn vật -> dòng thơ cho đến cuối đời k hề vơi cạn.

→ Sự đam mê sáng tạo của ông như 1 cuộc chạy đua với thời gian, tìm đến sự bất tử trong văn chương.

3. TP chính

- Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)…

- Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939)…

- Các tập tiểu luận, phê bình, nghiên cứu: Các nhà thơ cổ điển VN…

* Vội vàng:

- In trong tập Thơ thơ.

- Tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu trước Cách Mạng.

Để học tốt bài Vội vàng - môn Ngữ văn lớp 11, mời các bạn tham khảo:

Đánh giá bài viết
10 33.401
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm