Lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm 2024: Nghỉ 2 ngày liên tiếp

Sau kỳ nghỉ dài dịp Tết Nguyên đán, người dân lại được nghỉ 3 đợt lễ nữa là dịp Giỗ tổ Hùng vương và 30/4, 1/5. Mời các bạn cùng tham khảo lịch nghỉ lễ, tết năm 2024 để có những kế hoạch cụ thể cho bản thân và gia đình. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo và cập nhật thông tin cùng VnDoc.com.

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4, 01/05 năm 2024

1. Lịch nghỉ giỗ tổ Hùng Vương 2024

Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) rơi vào ngày 18/4 Dương lịch là ngày thứ năm nên người lao động chỉ được nghỉ 1 ngày duy nhất

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết. Trong đó có ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

>>> Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024

2. Lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2024

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định những ngày nghỉ có hưởng lương trong năm. Do đó, số ngày nghỉ đợt nghỉ lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5 như sau:

Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau:

- Ngày Chiến thắng 30/4 nghỉ 1 ngày.

- Ngày Quốc tế lao động 1/5 nghỉ 1 ngày.

Lịch nghỉ lễ 30/04, 01/05 năm 2024: Nghỉ 2 ngày liên tiếp
 

Năm 2024, dịp 30/4, 1/5 rơi vào thứ ba ngày 30/4/2024 và thứ tư ngày 1/5/2024. Đây cũng là các ngày làm việc trong tuần nên người lao động nghỉ đợt lễ này sẽ không được nghỉ bù.

Như vậy, lịch nghỉ dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 2 ngày từ thứ ba ngày 30/4/2024 đến hết thứ tư ngày 1/5/2024.

Tiền lương làm thêm giờ ngày 30/4 và 01/5

Khi được nghỉ lễ dài ngày, chế độ lương - thưởng luôn là vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm. Trong dịp 30/4 và 01/5 năm 2024 này, người lao động được hưởng lương - thưởng như sau:

* Tiền lương

- Không đi làm ngày lễ: Theo khoản 1 Điều 112 BLLĐ năm 2019, ngày 30/4 và 01/5, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương. Do đó, nếu nghỉ 02 ngày này, người lao động được hưởng 100% lương của ngày làm việc bình thường.

- Đi làm ngày lễ (ban ngày): Người lao động đi làm vào ngày 30/4 và 01/5 được tính là làm thêm giờ.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 BLLĐ năm 2019, người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ thì được hưởng ít nhất bằng 300% lương chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.

Do đó, nếu tính cả lương được trả cho ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm vào những ngày này sẽ được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.

- Đi làm vào ban đêm của ngày lễ: Theo khoản 3 Điều 98 BLLĐ năm 2019, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được hưởng thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường, đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó.

Và như vậy, người lao động làm việc vào ban đêm của ngày 30/4 và 01/5 được hưởng tối thiểu 490% lương của ngày làm việc bình thường (nếu tính cả lương của ngày nghỉ).

Lưu ý:

Hiện nay, theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ lễ có thể bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân và phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.

Tuy nhiên, mức phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên sẽ tăng mạnh từ ngày 15/4/2020 theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền gấp đôi).

“Hiện hành, mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết sẽ căn cứ vào số người lao động bị vi phạm. Cụ thể như sau:

- Từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.

- Từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.

- Từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.

- Từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.

- Từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ là gấp đôi mức nêu trên.

Còn đối với Nghị định mới sẽ phạt người sử dụng lao động từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết mà không quan tâm đến việc vi phạm đối với bao nhiêu người (trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ là gấp đôi).

Với quy định như trên sẽ tăng tính răn đe đối với người sử dụng lao động, dù vi phạm chỉ với 01 người lao động cũng bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng). Như vậy, quyền và lợi ích chính đáng của người lao động sẽ được đảm bảo tốt hơn khi Nghị định mới này bắt đầu có hiệu lực thi hành”.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm 2024: Nghỉ 2 ngày liên tiếp. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể nắm bắt được lịch nghỉ lễ ngày 30/4, từ đó lên kế hoạch vui chơi nghỉ dưỡng cho những ngày nghỉ lễ dài này nhé.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
38 22.509
Sắp xếp theo

Hỏi đáp pháp luật

Xem thêm