Soạn bài lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn bài lớp 9 học kì 1: Phong cách Hồ Chí Minh do Lê Anh Trà sáng tác dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo. Bài soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh này sẽ giúp học tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hiểu rõ hơn về phong cách, tinh thần học hỏi trau dồi kiến thức về lối sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới đây của mình.

I. Khái quát về tác giả Lê Anh Trà

1. Tiểu sử cuộc đời tác giả Lê Anh Trà

Tác giả Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cuộc đời của ông là sự song hành trong tư cách kép: Một nhà quân sự và một nhà văn – nhà văn hóa.

Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Anh Trà có thể kể đến là: “Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam” (1982), Đường vào văn hóa (1993), Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ (1997).

Bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị” của Lê Anh Trà vẫn được nhiều người biết đến như một văn bản nghị luận tiêu biểu về Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

2. Quan điểm sáng tác và phong cách văn chương của tác giả Lê Anh Trà

Lê Anh Trà là một nhà văn, nhà văn hóa tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ngòi bút chân thực, sắc sảo, ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại vớ

Lê Anh Trà là một cây viết xuất sắc về thể văn nghị luận của nền văn học hiện đại Việt Nam. Văn chương của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị với hệ thống lập luận chặt chẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

“Phong cách Hồ Chí Minh” là tác phẩm nói về sự giản dị trong phong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng ngòi bút giản dị chân thực của mình. Tác giả Lê Anh Trà đã khắc họa lại cuộc sống và đức tính giản dị, tiết kiệm của chủ tịch trong cuộc sống cũng như khi làm việc.

II. Nội dung chính bài Phong cách Hồ Chí Minh

1. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:

- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…;

- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;

Hơn nữa, trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hoá, Hồ Chí Minh đã thể hiện một phương châm đúng đắn: “đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản,… Những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn, tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại một cách có phê phán dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Nói ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại là như thế.

2. Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;

- Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;

- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

3. Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:

- Giản dị mà không kham khổ;

- Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.

4. Những biện pháp được sử dụng nhằm làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh trong bài văn:

- Sử dụng lập luận: tiêu biểu là ở đoạn nói về vốn tri thức văn hoá sâu rộng và phương châm học hỏi của Hồ Chí Minh;

- Phân tích thực tế: những biểu hiện cụ thể trong lối sống của Bác;

- Thủ pháp tương phản: chủ tịch nước - bình dị, mộc mạc; tri thức văn hoá phương Đông - tri thức văn hoá phương Tây; rất truyền thống, rất Việt Nam - rất hiện đại, nhân loại.

- So sánh: Hồ Chủ Tịch - vị tiên siêu phàm, các hiền triết ngày xưa (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).

III. Giá trị nội dung và nghệ thuật bài Phong cách Hồ Chí Minh

a. Giá trị nội dung

- Ca ngợi vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Đem đến cho người đọc định hướng về phong cách sống ý nghĩa, thanh cao và giản dị.

b. Giá trị nghệ thuật.

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, rành mạch.

- Kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên: “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”, “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

- Chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu, ấn tượng.

- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, sử dụng các từ Hán Việt để gợi ra sự gần gũi, tương đồng giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.

- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.

IV. Nét đặc sắc của bài Phong cách Hồ Chí Minh

Viết về "phong cách Hồ Chí Minh", tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về những chặng đường hoạt động cách mạng, ngôn ngữ và về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

Cần chú ý đọc bài văn bằng giọng chậm rãi, trang trọng, chú ý nhấn mạnh những câu thể hiện chủ đề:

- "Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây".

- "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại"...

- "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ… là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".

----------------------------

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là soạn bài lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 9: Phong cách Hồ Chí Minh

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Đánh giá bài viết
50 18.117
Sắp xếp theo

Lớp 9

Xem thêm