Thi thử THPT Quốc gia tại TP.HCM: Đề thi, đáp án môn Ngữ văn năm 2015

Thi thử THPT Quốc gia tại TP.HCM: Đề thi, đáp án môn Ngữ văn năm 2015 là đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT TP.Hồ Chí Minh ngày 12/5/2015, có đáp án dành cho các bạn tham khảo. Đây là đề thi có chất lượng, là tài liệu luyện thi đại học môn văn, giúp các bạn chuẩn bị tốt trước khi bước vào kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

Thi thử THPT quốc gia tại TP.HCM: Đề thi, đáp án môn Địa lý năm 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị luận.

  • Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

  • Điểm 0,5: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí, có sức thuyết phục
  • Điểm 0,25: trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3. Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập; cuộc sống lúc sóng gió;...) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;...)

Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.

  • Điểm 0,5: chỉ ra được phép so sánh và thấy được tác dụng của phép so sánh như trên. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí.
  • Điểm 0,25: trả lời chưa thật rõ ý
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

  • Điểm 0,25: Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảyraởbên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo hướng trên
  • Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
    • Nêu 02 tác tại củacuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong văn bản;
    • Nêu 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình nhưng không hợp lí;
    • Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
    • Không có câu trả lời.

Câu 5.Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.

  • Đim 0,25: Trli đúng theo các cách trên
  • Đim 0: Trli sai hoc không trli

Câu 6. Nghịch lí trong hai câu in đậm củavăn bản:Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước
run rẩy trên đường.

  • Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí, có sức thuyết phục
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 7. Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, ...

  • Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí, có sức thuyết phục
  • Điểm 0,25: trả lời chưa thật rõ ý
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 8. Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, ...), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, ...), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn. Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.

  • Điểm 0,5: Xác định được các dạng của phép điệp trong văn bản, chỉ ra được hiệu quả nghệ thuật của phép điệp theo cách trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí, có sức thuyết phục
  • Điểm 0,25: Đạt ½ nội dung trên; xác định được các dạng của phép điệp trong văn bản nhưng không chỉ ra được hiệu quả nghệ thuật của phép điệp; chỉ ra được hiệu quả nghệ thuật của phép điệp nhưng chưa xác định được các dạng của phép điệp trong văn bản; ...
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
  • Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
  • Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với việc con người không được lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng được lựa chọn cách mình sẽ sống.
  • Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
  • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

  • Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
    • Giải thích ý kiến để thấy được trong cuộc sống có những điều có thể chọn lựa và những điều không thể chọn lựa. Nơi mình sinh ra (quê quán, gia đình, điều kiện, hoàn cảnh,..) là điều không thể chọn lựa, cách mình sẽ sống (cách học tập, cách đối nhân xử thế, cách vươn lên trong cuộc sống, cách thực hiện ước mơ,…) là điều có thể chọn lựa.
    • Chính vì vậy, đừng phí hoài sự chọn lựa này, hãy sống sao cho tốt đẹp để không phải hối tiếc.
    • Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
    • Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn cách sống (cần thấy được mỗi người nên tự làm chủ cuộc đời mình, đừng để người khác quyết định thay việc mình sẽ sống như thế nào; lựa chọn lối sống đẹp, …)
  • Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
  • Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
  • Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
  • Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

  • Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (4,0 điểm)

Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
  • Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
  • Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ: bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

  • Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
  • Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
  • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

  • Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
    • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
    • Phân tích để thấy tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ: bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
      • Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn bà cụ Tứ:
      • Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý sau: Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc. Bà giấu nỗi đau buồn, lo lắng để nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai. Giữa những ngày đói thảm hại mà “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”, bà cùng con dâu thu vén nhà cửa. Trong bữa cơm ngày đói, Kim Lân đã để cho bà cụ gần đất xa trời lại trải qua bao khốn khổ cuộc đời là người nói nhiều nhất về tương lai hạnh phúc. Thì ra chính tình thương yêu con đã khiến cho sức sống, sự lạc quan ở người mẹ ấy bùng lên mạnh mẽ.
      • Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người đàn bà hàng chài: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý sau: Người đàn bà sẵn sàng chấp nhận người chồng luôn đánh đập mình là vì cần có người chung tay lo cho con; chị thu xếp cho Phác đến ở với ông ngoại nhằm tránh xung đột giữa hai cha con Phác; chị muốn chồng đưa mình lên bờ đánh để các con không phải chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình, để tâm hồn non nớt của con không bị tổn thương; chị ôm chầm, vái lấy vái để đứa con khi Phác lao tới đánh cha là để mong con đừng làm việc trái đạo, cũng là cách cầu xin con tha lỗi cho mình vì đã không bảo vệ được con, khiến con phải lớn lên trong cảnh khổ đau. Nhìn bề ngoài, việc người đàn bà chấp nhận cuộc sống tồi tệ là vì chị thiếu hiểu biết, không trân trọng bản thân mình.
      • Nhưng sâu xa bên trong, mọi hành động của chị là vì con, do con. Trong đau khổ triền miên, chị vẫn chắt lọc được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”, “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”. Chính tình thương con là sức mạnh để chị tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống.
    • Khẳng định tài năng của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu trong việc miêu tả hai nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài. Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng hai người mẹ này đều có nét chung là trải qua nhiều nỗi khổ cực trong đời mà vẫn luôn giữ được sự lạc quan, niềm tin vào tương lai và cội nguồn sâu xa của những điều đó chính là nhờ tình yêu thương con vô bờ. Hai nhân vật này đã góp phần hoàn thiện chân dung người phụ nữ Việt Nam.
    • Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
  • Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
  • Điểm 1,0 - 1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
  • Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
  • Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
  • Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

  • Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả
Đánh giá bài viết
1 1.449
Sắp xếp theo

Môn Văn khối D

Xem thêm