10 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2018 - 2019

Bộ 10 đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm học 2018 - 2019 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các đề môn Ngữ văn lớp 7 từ các trường THCS khác nhau trên cả nước như trường THCS Đoàn Thị Điểm, trường THCS Nghĩa Trung, trường THCS Thanh Am... Đây là đề tham khảo hữu ích cho các thầy cô ra đề và các em ôn tập, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 10 đề thi và đáp án của Bộ đề.

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, VnDoc giới thiệu Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn được sưu tầm từ các đề thi của các trường trên cả nước. Các em hãy tham khảo và làm lại đề để biết được các dạng câu hỏi thường có trong các đề thi, từ đó tự tin bước vào kì thi chính thức của mình. Chúc các em học tốt.

Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 - Đề 1

PHÒNG GD& ĐT NGHĨA ĐÀN

TRƯỜNG THCS NGHĨA TRUNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI KSCL HKI

Năm học: 2018 - 2019

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)

Phần 1: Đoc- hiểu (3 điểm)

Hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Biểu giá cho tình mẹ

Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:

– Cắt cỏ trong vườn: 5 ngàn

– Dọn dẹp phòng của con: 2 ngàn

– Đi chợ cùng với mẹ: 1 ngàn

– Trông em giúp mẹ: 1 ngàn

– Đổ rác: 1 ngàn

– Kết quả học tập tốt: 5 ngàn

– Quét dọn sân: 2 ngàn

– Mẹ nợ con tổng cộng: 17 ngàn

Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:

– Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.

– Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, lo lắng mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.

– Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.

– Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.

Và giá trị hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con:Cũng miễn phí luôn con trai ạ.

Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn”.

(Trích Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, năm 2008)

1. Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? 0,5 đ

2. Trong đoạn văn người mẹ viết cho con đã sử dụng phép tu từ nào? tác dụng của phép tu từ đó? 1.0đ

3. Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì? 1.5đ

Phần 2: Làm văn (7 điểm)

“Hãy giữ những vật dù nhỏ nhất của người thân… biết đâu sau này nó sẽ là một kỉ niệm của bạn. Hãy nói những lời yêu thương nhất đến người mà bạn yêu thương, quý mến..” Từ thông điệp trên em hãy viết một bài văn biểu cảm về một người mà em yêu quý nhất ( Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, bạn bè…)

----- Hết------

Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 - Đề 1

Câu

Yêu cầu kiến thức và kỹ năng

Điểm

* Hướng dẫn chung.

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Giáo viên cần vận dụng linh hoạt đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

I.Đọc-

hiểu

(3 đ)

* Đáp án và thang điểm.

1, Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

2, Phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn người mẹ viết cho con là điệp ngữ “ Miễn phí

* Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm mẹ dành cho con là vô bờ bến, không thể cân- đo- đong- đếm , không giá trị vật chất nào có thể đánh đổi được….

3. Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta:

- Qua câu chuyện, chúng ta hiểu rằng, tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.

– Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống: Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ "nhận" được những điều tốt đẹp.

0,5

0,5

0.5

1 ,5

II. Làm văn

(7 đ)

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Xác định đúng kiểu bài: biểu cảm.

-Vận dụng yếu tố miêu tả, tự sự vào bài hợp lí.

- Xác định được người cần biểu cảm: bố, mẹ, ông ,bà, canh chị …

- Hiểu được cách lập ý trong bài văn biểu cảm,

- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác, đúng chính tả.

HS có nhiều cách trình bày tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau:

Dàn bài.

a. Mở bài: Giới thiệu người thân mà em yêu quý nhất và khái quát tình cảm chung

b. Thân bài: Kết hợp miêu tả - biểu cảm

- Miêu tả đôi nét ngoại hình

->Biểu cảm về đặc điểm riêng của người thân gây ấn tượng nhất

( giọng nói, ánh mắt, mái tóc, đôi bàn tay…)

- Kết hợp tự sự- biểu cảm

- Kể về những công việc, thái độ, tính tình, kỉ niệm…

- Biểu cảm về đặc điểm nổi bật, kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ nhất ( tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

c. Kết bài: Cảm xúc sâu sắc về người thân; nêu mong ước

+ Hình thức:

- Có bố cục đủ 3 phần, hợp lí

- Tách đoạn hợp lí:

- Diễn đạt trôi chảy, rành mạch, lời văn gợi cảm

- Chữ viết, dùng từ chính xác, câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả

+ Sáng tạo cá nhân

1,0

5.0

1,0

Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn lớp 7 - Đề 2

Phòng DGĐT huyện Dầu Tiếng Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2018- 2019

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I/ Phần đọc –hiểu: (5đ)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn,chẳng lúc nào tôi chú ý đến em...Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.

Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi .

( Ngữ văn 7- tập 1, SGK trang 21 )

1. Đoạn văn trên trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?(1,5 đ)

2. Nêu nội dung của đoạn trích ( 1đ)

3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau:“Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.” (1đ)

4. Tìm thành ngữ có trong câu sau và cho biết nghĩa của câu thành ngữ ấy ? ( 1, 5đ )

Nghe Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người quan tâm , chăm sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời .( Thạch Sanh )

Phần II: Tập làm văn (5 đ)

Phát biểu cảm nghĩ về người thận của em ? (cha, mẹ, ông, bà... )

- HẾT-

Đáp án và hướng dẫn chấm Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 - Đề 2

1. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 0,80 điểm).

2. Hướng dẫn chấm

Phần

Hướng dẫn chấm - biểu điểm

Điểm

I

ĐỌC- HIỂU

5.0đ

1

- Cuộc chia tay của những con búp bê

0.5đ

- Khánh hoài

0.5đ

- Tự sự

0.5đ

2

Tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn rời xa của hai anh em Thành và Thủy.

3

Nhấn mạnh điều suy nghĩ đau đớn của người anh với một điều sắp xảy ra: sự chia lìa của hai anh em; đồng thời thể hiện sự mong muốn sống bên nhau mãi mãi của hai anh em Thành và Thủy

4

- Thành ngữ: Tứ cố vô thân

- Nghĩa: ngoái nhìn bo61b phía, không có ai là người thân thích

0.75đ

0.75đ

II

LÀM VĂN ( 5 điểm)

2

Phát biểu cảm nghĩ về người thân của em ?

5 đ

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: giới thiệu người thân mà em yêu thích; lý do em yêu thích ; Thân bài: cảm nghĩ của em

về người thân đó; Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân đó.

0.5

b. Xác định đúng đối tượng cần biểu cảm: ngoại hình, giọng nói, tính tình, sự quan tâm, chăm sóc gia đình và em, mối quan hệ với mọi người, tâm trạng của em khi người đó không có bên cạnh, khi em mắc lỗi, tình cảm của em dành cho người đó.

0,5

c.Triển khai hợp lí trình tự các ý của đối tượng được biểu cảm trong bài văn .

3,0

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý sau:

- Ngoại hình tiêu biểu của người thân

- Sự quan tâm, chăm sóc gia đình và em, mối quan hệ với mọi người.

- Kỷ niệm mà em nhớ nhất đối với người thân đó .

- Tâm trạng của em khi người đó không có bên cạnh.

- Tình cảm của em đối với người thân; lời hứa, mong ước.

d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5

e. Sáng tạo: Sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả và kể trong bài văn biểu cảm. Lời văn mạch lạc, trong sáng, giàu hình ảnh.

0.5

Tổng điểm: 10 điểm

10

Lưu ý chung

  1. Đây là hướng dẫn chấm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  3. Không cho điểm cao đối với những bài sơ sài, lạc thể loại
  4. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Ngoài 10 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2018 - 2019, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
6 6.248
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 7

Xem thêm