100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án

Đến với: 100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930 quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 sẽ có thêm tư liệu hay phục vụ cho công tác dạy và học môn Lịch sử phần Lịch sử Việt Nam chương 1. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Câu hỏi trắc nghiệm phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930

Câu 1. Sự kiện quốc tế sau chiến tranh đã ảnh hưởng nổi bật nhất tới cách mạng Việt Nam?

A. Các tổ chính trị lần lượt được thành lập, sự ra đời Đệ tam quốc tế lãnh đạo cách mạng thắng lợi.
B. Sư phát triển của phong trào cách mạng nhất là phong trào công nhân ở nước Nga theo con đường vô sản.
C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới.
D. Đảng cộng sản ở các nước Pháp, Trung Quốc lần lựợt thành lập thúc đẩy Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

Câu 2. Tại sao đế quốc Pháp lại đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Để độc chiếm thị trường Việt Nam.
B. Do chiến tranh kết thúc, Pháp là nước thắng trận nên có đủ sức mạnh tiến hành khai thác ngay.
C. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
D. Do Việt Nam có nhiều cao su và than là 2 mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn sau chiến tranh.

Câu 3. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tiến hành ở nước ta trong khoảng từ

A. năm 1919 đến năm 1945.
B. năm 1919 đến năm 1925.
C. năm 1919 đến năm 1929.
D. năm 1930 đến năm 1945.

Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?

A. Công nghiệp chế biến.
B. Nông nghiệp và thương nghiệp.
C. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
D. Giao thông vận tải.

Câu 5. Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có điểm gì mới?

A. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
B. Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
C. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng.
D. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.

Câu 6. Chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Việt Nam (1919-1929) có điểm gì tương đồng với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.
B. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng.
C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.
D. Không đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng.

Câu 7. Tính chất cơ bản của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929) là

A. Nền kinh tế thực dân được mở rộng và bao trùm lên nền kinh tế phong kiến.
B. Yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phổ biến, kinh tế phong kiến thu hẹp.
C. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn và lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.
D. Cơ cấu kinh tế chuyển biến cục bộ ở một số vùng, một số ngành.

Câu 8. Thủ đoạn nào thâm độc nhất của Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
B. Tước đoạt ruộng đất của nông dân.
C. Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch.
D. Không cho nông dân tham gia sản xuất.

Câu 9. Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp là gì?

A. Vừa khai thác vừa chế biến.
B. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
C. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.
D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.

Câu 10. Tác động của chương trình khai thác lần thứ hai đến kinh tế Việt Nam là:

A. Nền kinh tế VN phát triển độc lập tự chủ.
B. Nền kinh tế VN phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.
C. Nền kinh tế VN lạc hậu, không phát triển.
D. Nền kinh tế Pháp phụ thuộc vào kinh tế Việt Nam.

Câu 11. Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào?

A. Nông dân, địa chủ phong kiến.
B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.
C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.

Câu 12. Các giai cấp xã hội Việt Nam ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giai cấp tư sản, vô sản, phong kiến.
B. giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
C. vô sản và giai cấp tiểu tư sản.
D. Giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.

Câu 13. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam bị phân hóa như thế nào?

A. Phân hóa sâu sắc xuất hiện các giai cấp mới: tư sản, vô sản, phong kiến, nông dân, tiểu tư sản.
B. Phân hóa sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ: phong kiến, nông dân. Xuất hiện giai cấp mới: tư sản, tiểu tư sản, vô sản.
C. Phân hóa sâu sắc trong đó 2 giai cấp mới xuất hiện: vô sản và nông dân là lực lương quan trọng của cách mạng.
D. Phân hóa sâu sắc hơn, giai cấp vô sản đã từng bước vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.

Câu 14. Hãy nêu nhưng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam sau chiền tranh thế giới lần thứ nhất?

A. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa g/c tư sản với g/c vô sản.
B. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa g/c nông dân với g/c phong kiến.
C. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa g/c nông dân với g/c tư sản.
D. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa tất cả các giai cấp trong hội do địa vị và quyền lợi khác nhau nên đều mâu thuẫn.

Câu 15. Thái độ chính trị của tư sản dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện như thế nào?

A. Có thái độ độ kiên định với Pháp.
B. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để.
C. Có thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp.
D. Sẵn sàng chống Pháp.

Câu 16. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của tầng lớp đại địa chủ phong kiến như thế nào?

A. Sẵn sàng thỏa hiệp với nông dân để chống tư sản dân tộc.
B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp.
C. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.
D. Sẵn sàng đứng lên chống Pháp để giải phóng dân tộc

Câu 17. Thực dân Pháp đã đối xử với giai cấp tư sản Việt Nam như thế nào?

A. Được thực dân Pháp dung dưỡng.
B. Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.
C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề.
D. Được thực dân Pháp cho hưởng đặc quyền.

Câu 18. Giai cấp xã hội Việt Nam có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là

A. nông dân B. tư sản
C. địa chủ D. công nhân

Câu 19. Bộ phận nào trong giai cấp địa chủ phong kiến tham gia phong trào dân tộc, dân chủ chống Pháp và thế lực phản động tay sai?

A. Đại địa chủ C. Tiểu và trung địa chủ
B. Tiểu địa chủ D. Trung và đại địa chủ

Câu 20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?

A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp
B. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản
C. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp
D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương

Câu 21. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?

A. Giai cấp tư sản bị phá sản

B. Giai cấp nông dân bị mất đất.

C. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép.

D. Thợ thủ công bị thất nghiệp

Câu 22. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam

A. Công nhân

B. Nông dân

C. Tiểu tư sản

D.Tư sản dân tộc

Câu 23. Cho biết mục tiêu đấu tranh trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919 - 1925 ?

A. Đòi một số quyền lợi về kinh tế và các quyền tự do dân chủ.

B. Chống bọn tư bản Pháp nắm độc qưyền xuất cảng lúa gạo.

C. Đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).

D. Thành lập Đảng Lập hiến tập hợp lực lượng quần chúng chống Pháp.

Câu 24. Điểm khác nhau cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân trong phong trào dân tộc, dân chủ là

A. tinh thần yêu nước.

B. có tinh thần đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

C. sớm tiếp thu tư tưởng Mác- Lênin.

D. lực lượng tham gia đấu tranh đông đảo trong phong trào cách mạng.

Câu 25. Trong phong trào dân tộc, dân chủ 1919-1925 giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để nhất

A. Công nhân

B. Tiểu tư sản

C. Nông dân

D. Tư sản

Câu 26. Phong trào đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng đó là

A. chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.

B. chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kỳ.

C. phong trào “Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”.

D. thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.

Câu 27. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?

A. Chủ nghĩa Mac – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

B. Do ảnh hưởng của tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.

C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.

D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.

Câu 28. Đảng Lập hiến ra đời năm 1923 là tổ chức chính trị do

A. một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập.

B. một số tiểu tư sản trí thức thành lập.

C. một số công nhân giác ngộ lý luận cách mạng thành lập.

D. nột số thành viên tiên tiến của Tân Việt thành lập

Câu 29. Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926) là

A. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”.

B. “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân”.

C. “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”.

D. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”.

Câu 30. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919- 1925?

A. Người nhà quê.

B. Tin tức.

C. Tiền phong.

D. Dân chúng.

Câu 31. Trong phong trào yêu nước công khai, sự kiện nào nổi bật trong năm 1925?

A. Cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu

B. Đám tang Phan Châu Trinh

C. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”

D. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Câu 32. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.

B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.

C. Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất của dân tộc.

D. Vừa lớn lên đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa Mac- Lênin.

Câu 33. Trần Dân Tiên viết: “việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó?

A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.

B. Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926)

C. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).

D. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện- Quảng Châu (6/1924)

Câu 34. Cho biết đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1919-1925?

A. Phong trào thể hiện ý thức chính trị.

B. Phong trào thể hiện ý thức về quyền lợi kinh tế.

C. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi chính trị và kinh tế có ý thức .

D. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nên còn mang tính tự phát.

Câu 35. Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân từ năm 1919 đến năm 1924 chủ yếu là

A. Đòi quyền lợi về kinh tế 

B. Đòi quyền lợi về chính trị

C. Đòi quyền lợi về kinh tế- chính trị

D. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc

Câu 36. Vào tháng 8-1925 diễn ra sự kiện nổi bật gì của giai cấp công nhân Việt Nam?

A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn.

B. Cuộc bãi công của công nhân Bắc Kì.

C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son- Sài Gòn.

D. Bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định.

Câu 37. Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triền của phong trào công nhân ?

A. Vì đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.

B. Đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu.

C. Vì sau cuộc bãi công của công nhân Ba Son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội…tổng bãi công.

D. Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác.

Câu 38. Sự kiện nào thể hiện “Tư tưởng cách mạng tháng 10 Nga đã tấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”

A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8-1925)

B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện- Quảng Châu (6-1924)

D. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Véc xai (6-1919)

Câu 39. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học nào từ thất bại qua việc gửi Bản yêu sách đến Hội nghị Véc – xai

A. phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù

B. muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.

C. quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản - cách mạng tháng Mười Nga

D. nhận thức rõ bản chất tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn 100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 4.864
Sắp xếp theo

Lịch sử 12

Xem thêm