360 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án môn Hóa học lớp 12: Crom, sắt, đồng, niken, chì, kẽm, vàng, bạc, thiếc

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án

VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: 360 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án môn Hóa học lớp 12: Crom, sắt, đồng, niken, chì, kẽm, vàng, bạc, thiếc. Qua bộ tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh rèn luyện cách giải bài tập Hóa học một cách nhanh và chính xác. Mời các bạn học sinh tham khảo chi tiết tại đây nhé.

360 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án môn Hóa học lớp 12: Crom, sắt, đồng, niken, chì, kẽm, vàng, bạc, thiếc vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 360 câu hỏi trắc nghiệm về Crom, sắt, đồng, niken, chì... Bài tập trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

360 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 12: Crom, sắt, đồng, niken, chì, kẽm, vàng, bạc, thiếc

Câu 1: Cấu hình electron không đúng?

A. Cr (z = 24): [Ar] 3d54s1.

B. Cr ( z = 24): [Ar] 3d44s2.

C. Cr2+: [Ar] 3d4.

D. Cr3+: [Ar] 3d3.

Câu 2: Cấu hình electron của ion Cr3+ là?

A. [Ar]3d5.

B. [Ar]3d4.

C. [Ar]3d3.

D. [Ar]3d2.

Câu 3: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là?

A. +2, +4, +6.

B. +2, +3, +6.

C. +1, +2, +4, +6.

D. +3, +4, +6.

Câu 4: Ở nhiệt độ thường, kim loại crom có cấu trúc mạng tinh thể?

A. Lập phương tâm diện.

B. Lập phương.

C. Lập phương tâm khối.

D. Lục phương.

Câu 5: Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

A. Al-Ca.

B. Fe-Cr.

C. Cr-Al.

D. Fe-Mg.

Câu 6: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là?

A. Fe, Al, Cr.

B. Fe, Al, Ag.

C. Fe, Al, Cu.

D. Fe, Zn, Cr.

Câu 7: Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim?

A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.

B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(VI).

C. Lưu huỳnh không phản ứng được với crom.

D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).

Câu 8: Crom không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Dung dịch H2SO4 loãng đun nóng.

B. Dung dịch NaOH đặc, đun nóng.

C. Dung dịch HNO3 đặc, đun nóng.

D. Dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng.

Câu 9: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hóa crom đến mức oxi hóa nào?

A. +2.

B. +3.

C. +4.

D. +6.

Câu 11: Sản phẩm của phản ứng nào sau đây không đúng?

A. Cr + KClO3 -> Cr2O3 + KCl.

B. Cr + KNO3 -> Cr2O3 +KNO2

C. Cr + H2SO4 -> Cr2(SO4)3 + H2.

D. Cr + N2 -> CrN.

Câu 12: Cho dãy: R->RCl2->R(OH)2->R(OH)3 -> Na[R(OH)4]. Kim loại R là

A. Al.

B. Cr.

C. Fe.

D. Al, Cr.

Câu 13: Cho các phản ứng:
1) M + H+ -> A + B

2) B + NaOH -> D + E

3) E + O2 + H2O -> G

4) G + NaOH -> Na[M(OH)4]

M là kim loại nào sau đây

A. Fe.

B. Al.

C. Cr.

D. B và C đúng.

Câu 14: Al và Cr giống nhau ở điểm:

A. cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3.

B. cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất Na[M(OH)4].

C. cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3.

D. cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan.

Câu 15: Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.

B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ.

C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất.

D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3.

Câu 16: Hiện nay, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3) người ta điều chế Cr bằng phương pháp nào sau đây?

A. Tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3.

B. Tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3.

C. Tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO.

D. Hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3.

Câu 17: Ứng dụng không hợp lí của crom là?

A. Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.

B. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.

C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép.

Câu 18: Chọn phát biểu sai:

A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm.

B. Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.

C. CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.

D. CrO là chất rắn màu trắng xanh.

Câu 19: Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

A. Zn2+.

B. Al3+.

C. Cr3+.

D. Fe3+.

Câu 20: Trong môi trường axit muối Cr+6 là chất oxi hoá rất mạnh. Khi đó Cr+6 bị khử đến:

A. Cr+2.

B. Cro.

C. Cr+3.

D. Không thay đổi.

Câu 21: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)2.

B. Cr2O3.

C. Cr(OH)3.

D. Al2O3.

Câu 23: Các chất trong dãy nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

A. CrO3, FeO, CrCl3, Cu2O.

B. Fe2O3, Cu2O, CrO, FeCl2.

C. Fe2O3, Cu2O, Cr2O3, FeCl2.

D. Fe3O4, Cu2O, CrO, FeCl2.

Câu 24: Crom(II) oxit là oxit

A. có tính bazơ.

B. có tính khử.

C. có tính oxi hóa.

D. Cả A, B, C đúng.

Câu 25: Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit, dung dịch axit và dung dịch bazơ lần lượt là

A. Cr2O3, CrO, CrO3.

B. CrO3, CrO, Cr2O3.

C. CrO, Cr2O3, CrO3.

D. CrO3, Cr2O3, CrO

Mời các bạn tải tài liệu để tham khảo.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết 360 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án môn Hóa học lớp 12: Crom, sắt, đồng, niken, chì, kẽm, vàng, bạc, thiếc, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé.

Đánh giá bài viết
2 4.784
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Hóa học 12

    Xem thêm