52 câu hỏi lý thuyết môn Luật Tố tụng dân sự

52 câu hỏi lý thuyết có đáp án môn Luật Tố tụng dân sự

52 câu hỏi lý thuyết môn Luật Tố tụng dân sự tổng hợp một số câu hỏi ôn tập dùng cho thi cuối kì môn Luật Tố tụng dân sự, giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiểu quả.

Câu 1.Thế nào là tố tụng dân sự, luật tố tụng dân sự

• Tố tụng dân sự là trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự

• Luật tố tụng dân sự Việt Nam là 1 ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích hợp pháp của Nhà nước

Câu 2. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và vai trò của Luật tố tụng dân sự

a) Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật TTDS VN là các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và những người liên quan phát sinh trong ttds

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của LTTDS có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng, việc thực hiện mục đích của tố tụng là động lực thiết lập các quan hệ.

Các quan hệ này gồm nhiều loại:

• Các quan hệ giữa tòa án, VKS, cơ quan thi hành án với đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, giám định, phiên dịch, định giá tài sản và những người liên quan

• Các quan hệ giữa tòa án, VKS, cơ quan thi hành án với nhau

• Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan

Trong số các quan hệ này thì quan hệ giữa tòa án và các đương sự chiếm đa số bởi đây là 2 chủ thể ttds cơ bản

b) Phương pháp điều chỉnh

• Phương pháp điều chỉnh của LTTDS là tổng hợp những cách thức mà LTTDS tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó

Do đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật ttds là các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật với người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nên LTTDS điều chỉnh các các quan hệ này bằng 2 phương pháp mệnh lệnh và định đoạt

• Phương pháp mệnh lện: LTTDS quy định địa vị của tòa án, VKS, cơ quan thi hành án và các chủ thể khác trong tố tụng  không giống nhau: các chủ thể phải phục tùng tòa án, VKS và cơ quan thi hành án, các quyết định của các cơ quan này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Sở dĩ pháp luật tố tụng dân sự quy định như vậy là xuất phát ở chỗ tòa án, VKS và cơ quan thi hành án có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật,,giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự và kiểm soát hoạt động tố tụng. Để các cơ quan này thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan này phải có những quyền lực pháp lí nhất định đối với các chủ thể tố tụng khác, do vậy sẽ không có sự bình đẳng giữa tòa án, VKS và các cơ quan thi hành án với các chủ thể khác

• Phương pháp định đoạt: Các đương sự được tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước tòa. Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp các đương sự tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, các đương sự vẫn có thể thương lượng dàn xếp, thỏa thuận giải quyết những vấn đề tranh chấp,rút yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa .

Như vậy, LTTDS điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng bằng 2 phương pháp mệnh lệnh và định đoạt trong đó chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh

c) Vai trò của luật TTDS: có 3 nhiệm vụ chính

• Thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước ta về cải cách hành chính, cải cách tư pháp

• Quy định quy trình tố tụng dân sự thật sự khoa học làm cho các hoạt động giải quyết vụ việc, thi hành án và tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể được thuận lợi. Tạo cơ chế kiểm sát, giám sát hoạt động tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự có hiệu quả, bảo đảm các hoạt động tố tụng tiến hành được đúng đắn, qua đó bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được nhanh chóng chính xác công minh và đúng pháp luật

• Bảo đảm cho tòa án xử lí được nghiêm minh các hành vi trái pháp luật,bảo đảm việc thi hành được các bản án quyết định dân sự của tòa án, ngăn chặn khắc phục kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ chế độ xhcn, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đồng thời giáo dục được mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp pháp luật

Ngoài ra, lTTDS còn có nhiệm vụ bảo đảm phát huy dân chủ trong tố tụng dân sự; tạo điều kiện cho mọi người đóng góp nhiều sức lực và trí tuệ vào các công việc của nhà nước và xã hội.

Câu 3. Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là gì?Các đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự?

Khái niệm: Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ giữa tòa án, VKS, cơ quan thi hành án, đương sự người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và những người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự và được quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh.

Các đặc điểm :quan hệ pháp luật TTDS là quan hệ có ý chí,xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật, nội dung được cấu thành bởi quyền và nghĩa vụ pháp lí mà việc thực hiện được bảo đảm bằng cưỡng chế của nhà nước. Tuy nhiên vì là quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể có quyền và nghĩa vụ pháp lí nên ngoài những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa thì nó còn mang những đặc điểm riêng:

• Tòa án thường là 1 bên của quan hệ plttds. Tòa án là chủ thể đặc biệt duy nhất được thực hiện quyền lực nhà nước nhằm giải quyết vụ việc dân sự, có quyền ra quyết định buộc các cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan phải thi hành. Để thực hiên chức năng, tòa án tham gia vào hầu hết các quan hệ nảy sinh trong tố tụng nên trở thành chủ thể chủ yếu của quan hệ plttds

• Các quan hệ plttds phát sinh trong tố tụng và do luật ttds điều chỉnh. Việc giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác nhau giữa những cơ quan tổ chức và những người tham gia vào đó. Các quan hệ này được quy phạm plttds điều chỉnh nên trở thành quan hệ plttds.

• Các quan hệ plttds phát sinh và tồn tại trong 1 thể thống nhất.Tuy trong tố tụng, địa vị pháp lí của các chủ thể là khác nhau, nhưng hoạt động tố tụng các chủ thể đều liên quan đến việc thực hiện mục đích của tố tụng dân sự là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy,mỗi hành vi tố tụng của 1 chủ thể đều liên quan đến nhau, dẫn đến những hậu quả pháp lý đối với nhiều chủ thể khác và góp phần tạo nên sự vận động và phát triển của quá trình tố tụng.

Câu 4. Khái niệm, hệ thống và nội dung các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự Việt Nam? Các quy định của BLTTDS về các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự so với các quy định trong các văn bản pháp luật trước đây có những điểm gì mới, bất cập cần sửa đổi bổ sung?

Khái niệm: Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự.

Hệ thống và nội dung các nguyên tắc:

a) Các nguyên tắc thể hiện tính pháp chế xhcn

• Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự :Trước khi BLTTDs được ban hành thì nguyên tắc này chưa được quy định dưới dạng một quy phạm pháp luật dân sự cụ thể .Việc BLTTDS quy định nguyên tắc này (Đ3) là bước phát triển mới của pháp luật ttds Việt Nam, là sự khẳng định pháp lý bảo đảm cho các hoạt động tố tụng dân sự được tiến hành đúng đắn.

• Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của bản án: được quy định từ Hiến pháp 1980 (điều 137) luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981 (Đ 11)….Hiện nay nguyên tắc được quy định tại điều 136 HP 1992, đ11 LTCTANDvà Đ 19 BLTTDS. Nội dung Đ19 quy định những vấn đề cơ bản cho nguyên tắc, tạo cơ sở pháp lý cho việc thi hành được bản án, quyết định của tòa án.

• Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự: Trước đây quy định trong PLTTGQCVADS(Đ8), PLTTGQCVAKT(Đ11), PLTTGQCTCLĐ(Đ10). Hiện nay, các quy định này được kế thừa quy định tại điều 21BLTTDS. Nội dung điều luật này đã quy định đầy đủ những nội dung cơ bản của nguyên tắc, có tác dụng bảo đảm hiệu quả của công tác kiêm sát

b) Các nguyên tắc về tổ chức hoạt động, xét xử của tòa án

• Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia: nguyên tắc này bước đầu được quy định trong HP1946.Tuy nhiên đến Hp1980 thì nguyên tắc mới được quy định rõ ràng cụ thể và đầy đủ. Hiện nguyên tắc được quy định tại Đ129 Hp1992, đ11 BLTTDS

• Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật: được quy định từ Hp 1959, đến Hp 1980 thì mới được quy định đầy đủ. Hiện nay nguyên tắc đã được quy định tại Đ12 BLTTDS. Điều luật này quy định tương đối đầy đủ các vấn đề về nội dung nguyên tắc, tạo cơ sở pháp lý cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân thực hiện được nhiệm vụ xét xử của mình.

• Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể: được quy định lần đầu tại Hp1980 (Đ132) sau đó được kế thừa quy định tại Hp1992 (Đ131). Hiện nay, nguyên tắc được quy định tại điều 14BLTTDS .Những nội dung cơ bản của nguyên tắc đã được ghi nhận đầy đủ trong điều luật này.

• Nguyên tắc xét xử công khai: được quy định từ HP1946 (Đ67) sau đó được kế thừa quy định trong các Hp, lTCTAND đã ban hành. Hiện được quy định tại Đ15 BLTTDS. Nội dung của điều luật đã quy định khá đầy đủ về những vấn đề liên quan đến nguyên tắc. Đây là cơ sở pháp lý để mọi người tham dự phiên tòa và tòa án xét xử công khai các vụ án dân sự.

• Nguyên tắc thực hiện chế độ 2 cấp xét xử:quy định tại TTCTAND 1960 (đ9) và sắc luật số 01/SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam quy định về tổ chức tòa án nhân dân và VKSND. Đến khi LTCTAND 1980 được ban hành thi nguyên tắc này không còn được quy định nữa. Đến 2002, nguyên tắc mới được quy định tại đ11LTCTAND. Hiện nay nguyên tắc này quy định tại Đ17 BLTTDS.Nội dung điều luật này ghi nhận đầy đủ cụ thể các vấn đề về nguyên tắc tòa án xét xử theo 2 cấp

• Nguyên tắc giám đốc việc xét xử:đã được quy định trong các Hp, luật tổ chức TAND được Nhà nước ta ban hành. Hiện nguyên tắc được quy định tại đ134 Hp1992, đ18 BLTTDS. Nội dung Đ18 đã thể hiện được đầy đủ nội dung cơ bản nguyên tắc.

• Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong TTDS:

c)Các nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự

• Nguyên tắc yêu cầu tòa bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp:trước đây quy định tại Đ1 PLTTGQCVADS, đ1 PLTTGQCVCKT, đ1 PLTTGQCTCLĐ. Hiện nguyên tắc này quy định tại đ4 BLTTDS quy định 1 số nội dung cơ bản của nguyên tắc, tạo cơ sở pháp lý cho chủ thể thực hiện quyền lợi ích hợp pháp của họ

• Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự:

• Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

• Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

• Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng dân sự

d) Các nguyên tắc thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng

• Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

• Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự

• Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của tòa án

• Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự

• Nguyên tắc trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của tòa án

đ) Các nguyên tắc thể hiện vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan tổ chức trong tố tụng dân sự

• Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức

• Nguyên tắc việc tham tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan tổ chức

Câu 5: Tại sao những việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình đều được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự?

Ở Việt Nam, các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau như BLDS, BLLĐ, lTM, lHN&GĐ….

Tuy nhiên, các quan hệ pháp luật này đều cùng có tính chất là các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và tự định đoạt của các chủ thể. Do vậy, các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật này phải thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án, được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đối với các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hình sự, hành chính thì không thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án vì chúng không có cùng tính chất với các quan hệ trên

Câu 6. Khái niệm, ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền dân sự của Toà án?

Khái niệm: Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự

Ý nghĩa: Việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các tòa án với với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý,khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trước tòa án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự.

Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các tòa án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho tòa án thực hiện được chức năng nhiệm vụ

Trên đây chỉ là một phần nội dung của tài liệu. Để xem bản đầy đủ, mời quý bạn đọc tải tài liệu MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết
1 3.549
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm