Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày suy nghĩ về ý kiến “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”

Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống

Văn mẫu: Trình bày suy nghĩ về ý kiến “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống” được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

I. Dàn ý Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống

1. Dàn ý Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: ý kiến “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống: chỉ những người sống bi quan, luôn buồn rầu hoặc quá bon chen với đời mà đánh mất đi niềm vui, những giá trị của bản thân mình.

Câu nói khuyên nhủ con người sống hãy hướng đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, của bản thân. Tận hưởng trọn vẹn những niềm vui của cuộc sống, nuôi dưỡng cho bản thân một tâm hồn đẹp đẽ.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có ý thức nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn:

Không ngừng học hỏi, nỗ lực hoàn thiện bản thân, hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp.

Sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu phấn đấu rõ ràng và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó.

Tránh xa cái xấu, biết phân biệt phải, trái, đúng, sai; có ý thức bài trừ những điều xấu ra khỏi cuộc sống của mình.

- Ý nghĩa, vai trò của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn:

Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.

Việc nuôi dưỡng tâm hồn ảnh hưởng trực tiếp đến nhân phẩm, tính cách của con người, tác động trực tiếp đến sự phát triển của bản thân.

Nếu trong xã hội ai cũng có ý thức rèn luyện bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn thì xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thành công và trở thành người có ích cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách. Lại có những người sống quá bi quan, mất niềm tin dẫn đến buông thả,… chúng ta không nên học theo những hành động, những người này.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

2. Dàn ý Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tâm hồn: là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình.

Ý kiến khuyên nhủ con người hãy trau dồi và nuôi dưỡng cho bản thân mình một tâm hồn tràn đầy sức sống, tình yêu thương để luôn nồng ấm vì khi tâm hồn buồn phiền, héo hon thì không khác gì con người đó đã chết.

b. Phân tích

Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.

Con người sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phải bằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp.

Người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơ hội quý báu hơn trong cuộc sống.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thành công và trở thành người có ích cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

3. Dàn ý Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 3

1/ Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Bàn về những điều mất mát lớn nhất trong cuộc sống, bên cạnh những người cho rằng đó là cái chết thì cũng có không ít người cho rằng đó là sự lụi tàn của tâm hồn ngay khi sống như Norman Kusin đã từng nói “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

2/ Thân bài

– Câu nói là một lời đánh giá về giá trị đích thực của cuộc sống.

Sống và chết vốn là những trạng thái đối lập, càng yêu cuộc sống con người sẽ càng sợ hãi, ám ảnh bởi cái chết.

→ Đó là sự mất mát về mặt vật chất

Cuộc sống con người vẫn còn tồn tại một nỗi sợ hãi lớn lao hơn, khủng khiếp hơn cả cái chết, đó là khi còn sống nhưng con người lại đánh mất ý nghĩa, niềm tin vào cuộc sống, sống nhưng để tâm hồn của mình dần lụi tàn.

– Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người trong cuộc đời. Khi đã chết con người sẽ phải rời xa vĩnh viễn những người yêu thương, những điều ta yêu quý, trân trọng.

→ cái chết chính là sự mất mát lớn nhất khiến nhiều người ám ảnh, kinh sợ.

– Câu nói của Kusin:

Câu nói là lời nhận định nhưng lại mang hình thức của một câu phủ định về một sự thật tưởng như chân lý

Không một ai có thể tồn tại mãi trong cuộc đời.

Sự mất mát về sự sống vật chất không phải dấu chấm hết cho cuộc đời của mỗi con người, bởi những giá trị sống tốt đẹp thì vẫn luôn sống mãi.

– Sự tàn lụi ngay khi sống mới là điều đáng sợ nhất:

Sống chỉ thực sự ý nghĩa nếu như con người ý thức được về sự sống của mình, biết đặt ra những mục tiêu để cố gắng, theo đuổi.

Nếu sống nhưng tâm hồn trống rỗng, vô cảm với bản thân, với đồng loại hay họ chỉ biết yêu bản thân mà không quan tâm đến những người xung quanh, sống không ước mơ thì cuộc sống ấy sẽ trở nên vô vị, nhàm chán, là “cái chết” về mặt tâm hồn.

→ Cái chết ấy thậm chí còn đáng sợ, khủng khiếp hơn cả cái chết về thể chất.

3/ Kết bài: Xã hội hiện đại tạo điều kiện cho con người phát triển, khẳng định bản thân nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, đánh mất phương hướng. Do vậy hãy sống tích cực, lạc quan, sống có ý nghĩa để không rơi vào tình trạng tâm hồn tàn lụi.

II. Văn mẫu Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống

1. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 1

Thể xác và linh hồn là hai phần của một con người. Có những người cho rằng, cái chết là điều đáng sợ nhất. Ngược lại, cũng có người lại nhận thấy: “Cái chết không phải mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay cả khi còn sống”. “Tâm hồn” là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình. Câu nói trên đã khuyên nhủ con người hướng đến những giá trị của cuộc sống để tận hưởng trọn vẹn từng phút giây và nuôi dưỡng một tâm hồn thật đẹp. Sống và chết vốn là hai trạng thái đối lập của cuộc đời. Chắc hẳn, hầu hết ai trong số chúng ta cũng đều rất sợ phải đối diện với cái chết mất mát, đau thương. Tuy nhiên, trong cuộc sống, có một nỗi sợ lớn hơn dần len lỏi và hủy hoại con người, đó chính là cái chết trong tâm hồn. Thế giới xô bồ với những gánh nặng về cơm áo gạo tiền, áp lực đè nén luôn trở thành nỗi lo toan thường trực khiến ta cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng. Chính vì thế mà đôi khi mải chìm trong cái hiện thực quá đỗi nhọc nhằn ấy, ta vô tình quên mất việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn mình. Cuộc sống dẫu có vất vả, khổ cực nhưng trái tim, tâm hồn mới chính là thứ sẽ tạo ra niềm hạnh phúc, giúp ta vượt lên những chông gai kia và tiến đến thành công. Vẻ đẹp tâm hồn mới là giá trị con người ta, thể hiện ta là ai, ta đã phải trải qua những gì. Giữa một cái chết mòn về thể xác, và một cái chết lạnh từ tâm hồn, bạn cảm thấy cái nào đáng sợ hơn? Sẽ thật tệ và đáng trách nếu bạn an phận chọn một cuộc đời chết mòn không có ước mơ, không còn khao khát. Dù cuộc đời chỉ có một lần nhưng đừng quên rằng, bạn có rất nhiều phương án trong đó. Hãy sống chứ đừng chỉ tồn tại!

2. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 2

Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã nuôi dưỡng tâm hồn của mình hay chưa? Mình đã cảm thấy an yên, vui vẻ với cuộc sống của chính mình hay chưa. Nếu bạn còn có nhiều ưu phiền, bạn cần chăm bón thêm cho khu vườn tâm hồn của mình, nếu không bạn sẽ chết dần chết mòn, bởi lẽ: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”. Tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình. Ý kiến khuyên nhủ con người hãy trau dồi và nuôi dưỡng cho bản thân mình một tâm hồn tràn đầy sức sống, tình yêu thương để luôn nồng ấm vì khi tâm hồn buồn phiền, héo hon thì không khác gì con người đó đã chết. Cái chết vô cùng đáng sợ vì chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người trong cuộc đời. Khi đã chết con người sẽ phải rời xa vĩnh viễn những người yêu thương, những điều ta yêu quý, trân trọng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một nỗi sợ hãi lớn lao hơn, khủng khiếp hơn cả cái chết, đó là khi còn sống nhưng con người lại đánh mất ý nghĩa, niềm tin vào cuộc sống, sống nhưng để tâm hồn của mình dần lụi tàn. Không một ai có thể tồn tại mãi trong cuộc đời. Sự mất mát về sự sống vật chất không phải dấu chấm hết cho cuộc đời của mỗi con người, bởi những giá trị sống tốt đẹp thì vẫn luôn sống mãi tuy nhiên, chúng ta có tạo ra được những giá trị tốt đẹp để đời hay không lại tùy thuộc vào cách sống, suy nghĩ và lí tưởng của mỗi người. Sống chỉ thực sự ý nghĩa nếu như con người ý thức được về sự sống của mình, biết đặt ra những mục tiêu để cố gắng, theo đuổi. Hiểu được những điều trên, chúng ta hãy suy ngẫm lại chính bản thân mình, vun đắp, bồi dưỡng cho tâm hồn mình thêm tốt đẹp, tràn ngập sự sống cũng như cống hiến nhiều điều tốt đẹp hơn cho cuộc đời.

3. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 3

Chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên trải qua nhiều giai đoạn, quá trình khác nhau để hoàn thiện và trưởng thành. Chính vì thế, việc thay đổi bản thân, nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi lẽ: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà giàu đẹp, có thể chống lại mọi kẻ thù. Bên cạnh đó, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Chúng ta cũng cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với nhau vì nó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta chỉ có một quê hương cũng như chỉ được sống một lần. Hãy sống thật ý nghĩa, sống và cống hiến, tận hưởng hết mình. Không một ai sinh ra đã ở vạch đích hay hoàn hảo, chỉ cần ta biết sống và biết yêu, ta sẽ cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa và tươi đẹp hơn.

4. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 4

Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Bất cứ ai trở nên hoàn hảo đều phải trải qua rèn luyện mới có được. Bởi thế, mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một tâm hồn đẹp đẽ, rèn luyện để trở thành một người công dân hữu ích, bởi lẽ: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”. Nhiều người nghĩ rằng khi chết là mất hết, là trở về với cát bụi, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như thế. Nếu chúng ta sống mà không chăm bón, nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thì cũng là đã chết, chỉ là cái xác không hồn, chính vì vậy có thể thấy việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Hiểu đơn giản, việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu… của bản thân mình; vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện; đồng thời phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn. Bên cạnh đó còn là việc mỗi cá nhân rèn luyện, trau dồi những phẩn chất quý giá, tốt đẹp, luôn nghĩ và hướng đến lí tưởng cao cả. Người có ý thức rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình luôn biết tự đánh giá mình, tích cực học hỏi ở người khác, rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực phù hợp. Để ngày càng tiến bộ cần bạn nhất định phải không ngừng nâng cao năng lực tri thức và hoàn thiện kỹ năng, nhân cách, phẩm chất đạo đức cho mình. Trước hết, chúng ta cần phải tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân. Nhận rõ điểm yếu, điểm mạnh của mình, khắc phục và hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh, không ngừng học hỏi để ngày càng tiến bộ và hoàn thiện. Ai cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân mình bởi mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.

5. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 5

Con người muốn hoàn thiện bản thân phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính quý báu. Chăm sóc tốt cho chính mình từ thể chất đến tinh thần. Để làm cho cuộc sống của ta thêm thi vị, nhiều màu sắc hơn thì trước hết ta cần biết nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, bởi lẽ: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”. Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình. Khi tâm hồn con người héo úa, ta sẽ không cảm nhận được vẻ đẹp, ý nghĩa của cuộc sống, lúc đó con người chỉ là tồn tại, không phải đang sống một cuộc sống đích thực. Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Con người trong xã hội sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phải bằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp. Ngoài ra, người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơ hội quý báu hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… những người cần phải thay đổi những suy nghĩ tiêu cực này để hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn. Không một ai là hoàn hảo nhưng khi ta biết nỗ lực, cố gắng vươn lên để hoàn thiện bản thân, tạo lập cho mình một lối sống, một thái độ sống tích cực ta sẽ được mọi người yêu quý và cuộc sống này sẽ trở nên vui tươi hơn.

6. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 6

Mỗi con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành ai cũng mong ước sẽ sống thật lâu và có cuộc sống thật êm đềm, hạnh phúc. Mỗi ngày trôi qua, chúng ta luôn phải đối diện với thật nhiều những điều sợ hãi và có lẽ cái chết là điều mà con người ta sợ nhất. Thế nhưng, Nooc-man Kusin lại từng nói "Cái chết không phải là mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngày cả khi còn sống". Vậy nên hiểu câu nói này như thế nào và nó có ý nghĩa ra sao trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta?

Như chúng ta đã biết, "cái chết" chính là lúc con người kết thúc đi sự sống của bản thân mình, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của bản thân. Chết cũng có nghĩa là con người ta phải rời xa cuộc sống hiện tại, vĩnh viễn rời xa những người thân yêu và cả những gì mình đang có. Còn "tâm hồn lụi tàn khi đang còn sống" là một tâm hồn đã bị chai sạn, trơ lì về mặt cảm xúc, trở nên vô cảm, ích kỉ, không còn biết rung động, khổ đau trước nỗi bất hạnh của người khác. Như vậy, từ cách hiểu đó, có thể thấy câu nói của Nooc-man Ku-sin muốn nói với mọi người rằng, trong cuộc sống của mỗi người, cái chết, sự ra đi về thể xác của con người không phải là điều đáng sợ nhất mà điều khiến con người sợ hãi nhất đó chính là con người ta sống nhưng bị trơ lì, chai sạn về tâm hồn, cảm xúc.

Có thể thấy, câu nói của Nooc-man Ku-sin là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn, đã đưa đến cho chúng ta nhiều suy ngẫm và bài học có giá trị. Tại sao tác giả nói "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời"? Từ xưa đến nay, cái chết luôn là quy luật của tự nhiên, tạo hóa và không bất cứ ai trong chúng ta có thể thay đổi được điều đó. Dù bạn là ai đi chăng nữa thì cũng sẽ chỉ sống một lần và khi chết đi sẽ trở về với cát bụi, về với một thế giới khác để lại bắt đầu một hành trình mới. Thêm vào đó, "cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất" bởi lẽ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có biết bao cái chết thật nhẹ nhàng, họ sẵn sàng chết để bảo vệ lí tưởng, bảo vệ mục đích sống, lẽ sống cao đẹp của bản thân. Có lẽ khi nhắc tới đây, chúng ta không thể nào quên đi người anh hùng Võ Thị Sáu đã sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc hay như anh hùng Phan Đình Giót sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng lấy thân mình để lấp lỗ châu mai. Những con người ấy dù chết đi, dù thể xác họ đã trở về với đất mẹ thân yêu nhưng hình ảnh của họ, lẽ sống tốt đẹp của họ vẫn còn mãi với thời gian và còn sống mãi trong tâm trí của lớp lớp thế hệ sau. Còn cái chết về mặt tâm hồn, sự lụi tàn về tâm hồn ngay cả khi còn sống mới là điều đáng sợ nhất với tất cả mỗi người. Sự tàn lụi về tâm hồn khiến con người ta sống thờ ơ, vô cảm với những thứ đang diễn ra xung quanh mình. Người ta sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mà quên đi những người xung quanh để rồi đến cuối cùng thứ nhận về được chỉ toàn tham lam, giả dối. Không chỉ dừng lại ở đó, những người bị lụi tàn về tâm hồn sẽ đánh mất đi ý chí, niềm tin của bản thân. Bởi vậy, trước những sóng gió, khó khăn, thử thách của cuộc sống, họ dễ dàng bỏ cuộc và chùn bước, buông xuôi, bất lực và dần rơi vào ngõ cụt, không lối thoát. Để rồi, đến cuối cùng, họ tự đánh mất đi chính bản thân mình, mất đi niềm tin vào cuộc sống và cuộc sống đối với họ bỗng trở nên nhạt nhẽo và vô nghĩa.

Như vậy, có thể thấy, câu nói của Nooc-man Ku-sin đã đưa đến cho mọi người bạn học có giá trị về cách sống. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, có rất nhiều người có lẽ sống đẹp, giàu có về mặt tâm hồn, đó là những người chúng ta ngưỡng mộ và cần noi theo. Tuy nhiên, vẫn còn đó có những con người sống vô cảm, thờ ơ, nhạt nhẽo, sống chỉ biết hưởng thụ và không có mục tiêu của mình. Đó là những con người đã bị chai sạn về mặt tâm hồn, tê lì về mặt cảm xúc mà cả xã hội cần lên án, phê phán, bài trừ. Đặc biệt, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc học tập, trau dồi vốn kiến thức, mỗi người chúng ta phải luôn biết tự làm giàu, làm đẹp cho tâm hồn mình, phải biết rung động trước cái đẹp, cảm thương, khổ đau trước những hoàn cảnh bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống.

Mỗi người chúng ta sẽ chỉ sống một lần và rồi chết đi - cái chết như quy luật của tạo hóa không ai có thể thay đổi nhưng chúng ta cần có một lối sống đẹp, làm giàu cho tâm hồn mình để cuộc sống của chúng ta thật sự có ý nghĩa.

7. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 7

Được sống, được sinh ra trong cuộc đời là một điều hạnh phúc to lớn, bởi ở đó chúng ta có nhiều cơ hội sống, cơ hội phát triển và bắt đầu những mối quan hệ tốt đẹp. Đối với con người, sự sống là điều quan trọng nhất, đối lập với sự sống là cái chết – sự mất mát luôn ám ảnh trong cuộc sống của con người bởi khi ấy con người buộc phải dừng chân trong hành trình đi đến tương lai để trở về với cõi vĩnh hằng. Với nhiều người cái chết là điều kinh khủng nhất, con người đã và đang tìm mọi cách để chế ngự cái chết, giành giật sự sống. Tuy nhiên, bàn về những điều mất mát lớn nhất trong cuộc sống, bên cạnh những người cho rằng đó là cái chết thì cũng có không ít người cho rằng đó là sự lụi tàn của tâm hồn ngay khi sống như Norman Kusin đã từng nói “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

Câu nói “ Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống” là một lời đánh giá về giá trị đích thực của cuộc sống. Sống và chết vốn là những trạng thái đối lập, càng yêu cuộc sống con người sẽ càng sợ hãi, ám ảnh bởi cái chết. Đó là sự mất mát về mặt vật chất, tuy nhiên trong thực tế cuộc sống con người vẫn còn tồn tại một nỗi sợ hãi lớn lao hơn, khủng khiếp hơn cả cái chết, đó là khi còn sống nhưng con người lại đánh mất ý nghĩa, niềm tin vào cuộc sống, sống nhưng để tâm hồn của mình dần lụi tàn.

Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống

Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người trong cuộc đời. Khi đã chết con người sẽ phải rời xa vĩnh viễn những người yêu thương, những điều ta yêu quý, trân trọng mà trên hết là mất đi cơ hội sống, cơ hội hưởng thụ những điều tốt đẹp của cuộc sống. Mỗi người chỉ được sinh ra một lần, được sống một lần. Do vậy mà cái chết chính là sự mất mát lớn nhất khiến nhiều người ám ảnh, kinh sợ. Vậy tại sao Kusin lại có nhận định “Cái chết không phải điều mất mát lớn nhất”?

Câu nói là lời nhận định nhưng lại mang hình thức của một câu phủ định về một sự thật tưởng như chân lý ấy. Cuộc sống vốn là điều quý giá, là cơ hội để con người phát triển, hoàn thiện nhưng sự sống ấy lại là hữu hạn trong cái vô hạn của cuộc đời. Không một ai có thể tồn tại mãi trong cuộc đời. Tuy nhiên, sự mất mát về sự sống vật chất không phải dấu chấm hết cho cuộc đời của mỗi con người, bởi những giá trị sống tốt đẹp thì vẫn luôn sống mãi như Thomas Campbell từng nói: “Chúng ta không hề chết đi khi còn sống, trong sâu thẳm trái tim những người ở lại”. Bác Hồ vĩ đại của dân tộc Việt Nam dù đã mãi ra đi nhưng công lao, tấm lòng cao cả của bác vẫn sống mãi trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam.

Sự tàn lụi ngay khi sống mới là điều đáng sợ nhất. Sống chỉ thực sự ý nghĩa nếu như con người ý thức được về sự sống của mình, biết đặt ra những mục tiêu để cố gắng, theo đuổi. Nếu sống nhưng tâm hồn trống rỗng, vô cảm với bản thân, với đồng loại hay họ chỉ biết yêu bản thân mà không quan tâm đến những người xung quanh, sống không ước mơ thì cuộc sống ấy sẽ trở nên vô vị, nhàm chán, là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết ấy thậm chí còn đáng sợ, khủng khiếp hơn cả cái chết về thể chất. Chẳng những thế mà Trương Ba đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình, được trọn vẹn là chính mà mà không phải chết mòn, lùi tàn dần trong cuộc sống vay mượn.

Xã hội hiện đại tạo điều kiện cho con người phát triển, khẳng định bản thân nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, đánh mất phương hướng. Do vậy hãy sống tích cực, lạc quan, sống có ý nghĩa để không rơi vào tình trạng tâm hồn tàn lụi.

8. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 8

Mỗi người có một quan niệm sống, một triết lý nhân sinh khác nhau. Để nuôi dưỡng được những lí tưởng khát vọng ấy, con người thường cảm nhận bằng tâm hồn riêng của mình. Nooc – man Ku – sin cho rằng: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để cho tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”. Câu nói là một nhận định đúng đắn về cách sống của con người.

Theo tác giả, điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời không phải là cái chết bởi ai rồi cuối cùng cũng phải chết. Đó là quy luật bất biến của cuộc sống, sinh, lão, bệnh, tử. Cái chết theo quan niệm của đạo Phật là sang thế giới bên kia, là sống gửi thác nhờ; đối với Thiên chúa giáo, cái chết đồng nghĩa với việc con người được lên thiên đường, đến với vòng tay của Chúa. Do đó, cái chết không phải là sự mất mát lớn, đó chỉ là sự luân hồi trong kiếp sống của con người, là việc con người nằm xuống khi đã hoàn thành nghĩa vụ trần gian, đi hết những chặng đường của mình. Sự mất mát lớn nhất ở đây chính là việc con người còn sống mà để cho tâm hồn của mình lụi tàn. Tâm hồn lụi tàn nghĩa là con người sống chán nản, tuyệt vọng, lựa chọn sự buông bỏ. Mỗi người có những suy nghĩ về cuộc đời khác nhau, cách cảm nhận cuộc sống khác nhau. Sự khác nhau đó là ở tâm hồn, có người luôn lạc quan, vui vẻ, yêu đời, yêu cuộc sống; có người lại luôn nhìn đời một cách tiêu cực, bi lụy. Chính vì nhìn đời một cách tiêu cực nên chính họ đã tự mình chôn vùi cuộc sống của mình. Họ không còn cảm nhận được những niềm vui, những nỗi buồn, sự hạnh phúc cũng như nỗi khổ đau của cuộc sống. Tâm hồn của họ đã chết, họ vô cảm, thờ ơ với mọi sự vật, sự việc xung quanh. Vậy thì điều này còn đáng sợ hơn là cái chết.

Nếu con người sống mà để tâm hồn lụi tàn thì cuộc sống sẽ thật bi ai, thê lương. Khi chúng ta để tâm hồn của chúng ta tàn phai đi chúng ta sẽ không cảm nhận được những hỉ nộ ái ố của cuộc đời. Dù cho có sự việc vui vẻ, hạnh phúc đến mấy cũng như những việc đau lòng đến mấy xảy ra trước mắt cũng không khiến cho ta có những rung động trong tim. Con người sẽ không còn động lực để cố gắng, sẽ không có mục tiêu để phấn đấu, sẽ không cảm nhận được trọn vẹn cuộc sống. Nếu vậy, dù có sống dai, sống lâu dài đó cũng chỉ là một cuộc sống bất hạnh mà thôi.

Trong cuộc đời vô thường này có rất nhiều điều bất ngờ có thể xảy ra. Ai rồi cũng sẽ gặp những chuyện khó khăn, gian nan; ai rồi cũng có lúc đau khổ, bi thương. Nhưng đừng để tâm hồn ta tàn lụi, đừng giết chết những cảm xúc, những tình cảm, trạng thái của mình. Đừng để chúng ta như một người bù nhìn, một cái xác không hồn vất vưởng giữa cuộc sống muôn màu. Mỗi người hãy biết nuôi dưỡng, làm giàu cho tâm hồn, để cho cuộc sống trở nên thú vị, muôn màu muôn vẻ. Hãy sống hết mình vì cuộc sống này thực ra ngắn ngủi vô cùng.

Mỗi người chúng ta nên biết tận hưởng cuộc đời của mình. Tận hưởng không có nghĩa là chúng ta chỉ chờ đợi những niềm vui mà hãy đón cả những nỗi buồn, hãy vượt qua nó bằng chính bản thân mình. Phải trải qua những nỗi buồn, sự gian nan, bất hạnh, con người mới càng trân quý cái hạnh phúc mà họ có trong tay.

9. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 9

Cuộc sống con người là một hằng số hữu hạn của biển số thời gian, thời gian thì vô hạn mà đời người thì hữu hạn. Thế nhưng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. Nhận định trên phải chăng đã đặt ra cho ta một câu hỏi, ta nên sống thế nào khi đời người quá nhỏ bé hư vô.

Sống và chết là một quy luật tự nhiên. Chết là sự chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Từ ngàn xưa cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh trong tiềm thức của con người, có người cho rằng chết là hết, là chấm dứt hết thảy mọi mối quan hệ với cuộc đời, là chìm vào thế giới vô cảm, vô thức, chúng ta cần phải hiểu biết về cái chết để biết về sống, ngược lại ta cần phải thông hiểu về sự sống để hiểu về cái chết.

Sống chết chỉ có ý nghĩa khi con người nhận thức được tầm quan trọng của sự sống và cái chết. Cái chết là hành trình tất yếu của sự sống. Con người cũng như tạo vật, sinh ra với cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Đó là quy luật là định mệnh không thể cưỡng lại. Cho nên, bản thân cái chết chính là sự mất mát.

Thế nhưng, chết không phải sự kết thúc của cuộc đời mà nó là sự gián đoạn của một dòng chảy. Cái chết giống như một bến đỗ là nơi chúng ta lên tàu để chuẩn bị cho những chuyến đi khác. Con người ai cũng sẽ một lần phải chết. Không ai có thể trường sinh mãi mãi trừ khi họ chết đi. Cái chết sẽ không phải là sự mất mát lớn nhất của đời người nếu nó dùng để bảo vệ chân lí, tự do và chính nghĩa. Những người dám hi sinh tính mệnh của mình để bảo vệ lí tưởng, bảo vệ dân tộc, đất nước sẽ mãi mãi sống trong lòng mọi người. Vì vậy cái chết nó đúng là sự mất mát nhưng cái chết là sự hi sinh cho những người còn sống, cho Tổ quốc, cho những lý tưởng lớn thì sự mất mát đó bỗng trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

Khi con người không nhận thức được ý nghĩa của sự sống. Họ sống mà tâm hồn trống rỗng. Họ thờ ơ, dửng dưng với những gì xung quanh mình. Họ đánh mất niềm tin, không dám bước tiếp vì sợ sẽ vấp ngã tiếp tục trên đường đời, họ không đủ can đảm để đứng dậy, họ không dám đối mặt với sự thật và cách mà họ chọn là sự trốn tránh yếu hèn để rồi làm lỡ phí thời gian quý báu, không kịp cảm nhận cái mới, cái hay, cái đẹp vốn có của cuộc đời. Dần dà tâm hồn họ sẽ bị chai sạn, mục đích sống bị thui chột. Họ không sợ cái chết, họ sợ cảm giác sống mòn chết mỏi trong cái ao đời phẳng lặng. Khi ra đi, họ chẳng có dấu ấn nào trong tâm hồn những người đang sống và họ cũng chẳng luyến tiếc cái cuộc sống vốn tẻ nhạt và vô vị mà họ đã trải qua.

Tâm hồn là cái đẹp bên trong của con người, là thước đo đánh giá nhân phẩm của cá nhân, là cách thể hiện rõ nhất suy nghĩ tính cách của một cá thể. Sự tàn lụi của tâm hồn nghĩa là tâm hồn bị tổn thương, héo úa, vàng vọt, mất đi sức sống, mất đi sự chân thành nguyên vẹn. Có thể hiểu, một tâm hồn tàn lụi là một tâm hồn không có ước mơ, hoài bão hay ước mơ, không còn biết đau khổ, hạnh phúc hay khát vọng điều gì…. Thậm chí là khát vọng sinh tồn. Bởi thế, nếu để cho tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống, đó mới chính là sự mất mát lớn nhất của đời người. Cái chết không phải là điều đáng sợ nhất mà trạng thái tồn tại còn khiến con người bất hạnh hơn cái chết mới chính là sự mất mát đáng tiếc nhất của một đời người.

Điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu, không phải chúng ta chết khi nào, mà quan trọng là chúng ta đã sống ra sao để tâm hồn không lụi tàn, để cuộc sống trở nên đầy ý nghĩa. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết mà chính là ở ý chí. Chính nội lực từ bên trong mới là nguồn sức mạnh quyết định ý nghĩa cuộc đời mỗi chúng ta.

Trong cuộc sống có rất nhiều người coi cái chết là điều đáng sợ, là điều mất mát rất lớn. Dĩ nhiên, không một ai muốn mình chết đi khi đời vẫn đẹp, khi chưa tận hưởng được hết hương vị cuộc đời. Thế nhưng, nếu sống chỉ để tồn tại, sống một cách lay lắt, vô nghĩa thì cuộc sống ấy thật không đáng mong muốn. Điều đáng sợ nhất là sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống. Câu nói này không chỉ đơn thuần bàn luận về sự sống cái chết và ý nghĩa của nó, nó còn là lời phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay: sống thừa thãi trong cảnh sung túc xa hoa, cảm thấy mọi thứ đều trở thành chán nản, đâm đầu vào cuộc sống ăn chơi, trụy lạc, sa ngã vào tai tệ nạn xã hội… Lên án những thái độ sống hờ hững, vô cảm với cuộc đời, tiêu cực, không dám đối mặt với thất bại, không dám hi vọng và không biết cách tìm những điều mới lạ, chính bởi điều đó đã, đang và sẽ còn giết dần giết mòn nhiều tâm hồn con người, dẫn đến nhiều kết cục bi thương hơn nữa.

Rồi ai cũng phải chết một lần. Nhưng một người khi sống mà như đã chết thì thật là đáng sợ. Họ đánh mất niềm tin, không dám bước tiếp vì sợ vấp ngã, không đủ can đảm để đứng dậy, không dám đối mặt với sự thật và họ luôn trốn tránh yếu hèn để rồi làm đỡ phí thời gian quý báu. Không chỉ cảm nhận được cái đẹp cái hay dần dà tâm hồn của họ bị chai sạn không có tình thương, tâm hồn trở nên lụy tàn nhanh chóng, sự lụi tàn trong tâm hồn là một mất mát thực sự lớn, nó giết chết cái này, để cho cái xấu lẫn ác, cái tốt giết chết những nhân phẩm, phẩm rất quý báu của con người.

Để tránh làm cho tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống, con người cần phải sống để biết khi sinh tạo cơ hội cho người khác, biết cho đi mà không nhận lại, luôn giúp đỡ người khác để cuộc sống tràn ngập yêu thương, sống có mục đích, lý tưởng để luôn hướng về mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ. Tài sản có giá trị nhất trên đời mà bạn có thể sở hữu chính là một thái độ sống tích cực. Chỉ cần có tình yêu cuộc sống, tâm hồn bạn sẽ đầy ánh sáng và không bao giờ tàn lụi.

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương sáng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, để sống có mục đích, lý tưởng đó là nữ anh hùng Võ Thị Sáu chị đã anh dũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong một lần công tác chị đã bị giặc bắt, bị tra tấn dã man. Nhưng chị vẫn quyết không khai nửa lời, sau cùng chúng quyết định đưa chị ra côn đảo để xử bắn, trên đường ra pháp trường chị còn ngắt bông hoa cài lên mái tóc. Dù đã hi sinh nhưng hình ảnh của chị vẫn còn mãi trong trái tim mỗi con người Việt Nam còn mãi trong những câu thơ, bài hát. Tâm hồn chị vẫn rực sáng, không bao giờ lụi tàn, tiếp thêm tinh thần yêu nước cho dân tộc ta.

Chết chưa phải là hết. Nhưng để cái chết ấy trở nên có ý nghĩa thì đời hỏi con người phải biết nỗ lực sống. Điều quan trọng là con người biết sống đẹp, sống có ích để tâm hồn không lụi tàn một cách nhanh chóng. Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người

Câu nói trên còn phê phán những con người sống hờ hững, vô cảm, không có tình người, sống mà tâm hồn già cỗi, thiếu tình thương, phê phán một bộ phận học sinh không có lí tưởng, không biết sống đẹp sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng cho gia đình, sống lầm đường lạc lối lối, sống tẻ nhạt, không dám xác định mình.

Mỗi người trong chúng ta không nên coi cái chết là một điều đáng sợ, hãy sống sao cho có ích, có ý nghĩa. Bởi thời gian thì vô hạn, mà đời người thì nhỏ bé, hãy làm tất cả những gì khi còn có thể, nói như nhà thơ Xuân Diệu:

“Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt
Còn hơn le lói đến ngàn năm”.

Đôi khi, trong cuộc sống, có những thời điểm mà tất cả mọi thứ đều dường như chống lại bạn, đến nỗi bạn có cảm tưởng mình không thể chịu đựng thêm một phút nào nữa. Nhưng hãy cố đừng buông xuôi và bỏ cuộc, vì sớm muộn gì mọi thứ rồi cũng sẽ thay đổi. Hãy luôn tin tưởng. hãy luôn hi vọng. Bởi khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, cái khác sẽ mở ra. Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội còn người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. Tất cả chỉ mới là khởi đầu chứ không phải là kết thúc. Nếu bạn chấp nhận sống những tháng ngày vô nghĩa nghĩa là bạn đã chết trong tâm hồn. Điều đó quả thực thật đáng sợ.

Một tâm hồn biết yêu cái đẹp gắn liền với một con người có phẩm giá, đó chính là giá trị tinh thần của con người. Giá trị ấy sẽ tồn tại bền vững với không gian và thời gian. Vì thế, nếu trong cuộc sống, không biết tranh thủ tận dụng mỗi thời khắc quý giá của cuộc đời thì sẽ là một lãng phí rất lớn, không thể tha thứ và cũng không thể sửa chữa. Mỗi người cần sống một cuộc sống thật ý nghĩa. Sống có ước mơ, có lí tưởng, có mục tiêu phấn đấu. Bên cạnh nhiệm vụ trau dồi kiến thức cũng cần vui chơi giải trí lành mạnh, phù hợp, đồng thời, biết yêu thương, không ngừng nuôi dưỡng và bồi đắp để giữ mãi những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống… Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng chăm chỉ học tập, rèn luyện thật tốt, sống thật đẹp, sống lạc quan tin tường để mai này xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

Cuộc sống là nguyên liệu thô. Chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta”. Ý nghĩa câu nói: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi khi đang sống” là bài học lớn, là hành trang quý giá trên đường đời. Nó sẽ luôn nhắc nhở chúng ta luôn sống đẹp, sống có ích, đón nhận mọi thứ một cách nhẹ nhàng thoải mái để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

10. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 10

Thể xác và linh hồn là hai yếu tố không thể thiếu trong mỗi con người. Một số người cho rằng cái chết là điều đáng sợ nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có những người nhận thấy rằng "cái chết không phải là sự mất mát lớn nhất, mà là khi tâm hồn bị hủy hoại trong quá trình sống". "Tâm hồn" là cái bên trong mỗi người, một bộ mặt đẹp, nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà chúng ta cần rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện bản thân. Câu trên đã khuyên rằng chúng ta nên trân trọng giá trị cuộc sống để tận hưởng mỗi khoảnh khắc và nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp. Sống và chết là hai trạng thái đối lập trong cuộc sống. Nhiều người trong chúng ta đều sợ cái chết và mất mát đau buồn. Tuy nhiên, có một nỗi sợ hơn đang ngấm nước và làm hủy hoại con người, đó là cái chết trong tâm hồn. Thế giới đầy áp lực về tiền bạc và đầy gánh nặng cuộc sống đã trở thành nỗi lo hàng ngày, khiến ta cảm thấy tuyệt vọng và bế tắc. Vì thế, ta thường quên nuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn mình. Dù cuộc sống có khó khăn và đau đớn, nhưng chỉ có trái tim và tâm hồn mới tạo nên niềm hạnh phúc, giúp ta vượt qua khó khăn và đạt đến thành công. Vẻ đẹp của tâm hồn chính là giá trị thật sự của con người, nó cho thấy ai chúng ta là và đã trải qua những gì. Giữa cái chết về thể xác và cái chết trong tâm hồn, bạn cảm thấy cái nào đáng sợ hơn? Điều đáng trách và thảm hại nhất là nếu bạn chọn một cuộc sống chết mòn mà không có ước mơ và khao khát. Dù cuộc đời chỉ có một lần, nhưng đừng quên rằng bạn có nhiều lựa chọn. Hãy sống đúng nghĩa, đừng chỉ tồn tại!

11. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 11

Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Mỗi người phải trải qua quá trình rèn luyện để trở nên hoàn hảo. Vì vậy, chúng ta hãy nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp đẽ, rèn luyện để trở thành người có ích, bởi "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống."

Nhiều người nghĩ rằng khi chết là mất hết, trở về với cát bụi. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Nếu ta sống mà không chăm sóc và nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, thì cũng coi như ta đã chết, chỉ là một xác thôi, không có hồn. Vì vậy, việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn đơn giản là biết nhìn nhận và đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, công việc, điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Đồng thời, vượt qua khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập và rèn luyện. Hơn nữa, chúng ta cần học hỏi từ những điều tốt và những phẩm chất tốt của người khác để trở nên tốt hơn, tiến bộ hơn.

Mỗi người cần rèn luyện và phát triển những phẩm chất quý giá, tốt đẹp, và luôn hướng đến lý tưởng cao cả. Những người có ý thức rèn luyện và hoàn thiện bản thân luôn tự đánh giá mình, tích cực học hỏi từ người khác và rèn luyện bản thân theo chuẩn mực phù hợp. Để tiến bộ hơn, chúng ta cần không ngừng nâng cao tri thức và hoàn thiện kỹ năng, nhân cách và phẩm chất đạo đức.

Đầu tiên, chúng ta cần tin tưởng vào bản thân, trân trọng bản thân và không tự ti. Chúng ta cần nhận ra điểm yếu và điểm mạnh của mình, khắc phục và hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh,không ngừng học hỏi để tiến bộ và hoàn thiện. Mỗi người đều cần tự hoàn thiện bản thân vì mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Việc tự hoàn thiện là điều tất yếu để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tự hoàn thiện bản thân là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng tiến bộ ngày càng.

12. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 12

Cuộc sống là hành trình không ngừng và không có ai bắt đầu cuộc hành trình này với tư cách là một người hoàn hảo. Mỗi con người đều phải trải qua những thử thách những khó khăn và những sai lầm để rèn luyện bản thân để trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của mình. Điều quan trọng là nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp đẽ vì nó là nền tảng của mọi đức tính tốt đẹp và giá trị sống. "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống." Câu nói này làm chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Nếu chúng ta sống mà không chú ý đến tâm hồn không chăm sóc cho nó thì đó như là một cuộc sống thiếu vắng ý nghĩa không phát triển và không đem lại hạnh phúc. Mọi người thường có xu hướng nghĩ rằng cái chết là sự kết thúc của mọi thứ một trạng thái trở về với cát bụi. Tuy nhiên nếu chúng ta sống mà không nuôi dưỡng tâm hồn thì chúng ta có thể coi như đã chết chỉ là một xác thôi không có hồn. Tâm hồn là nguồn năng lượng tinh thần là khía cạnh vô hình của chúng ta và để nó lụi tàn là mất mát lớn nhất trong cuộc sống. Nuôi dưỡng tâm hồn không đơn giản chỉ là việc đánh giá bản thân một cách trung thực nhìn nhận về khả năng hành vi và nhận ra những điểm mạnh và yếu của chính mình. Đồng thời đó là quá trình vượt qua khó khăn học hỏi từ mọi tình huống và không ngừng rèn luyện để trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng ta cũng cần học hỏi từ người khác lấy những điều tốt và phẩm chất tích cực từ họ để làm giàu tâm hồn của mình. Mỗi người nên rèn luyện và phát triển những phẩm chất quý giá và tốt đẹp để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân mình. Người có ý thức về việc rèn luyện và hoàn thiện bản thân luôn tự đánh giá mình một cách tích cực luôn tìm kiếm cơ hội học hỏi và luôn nỗ lực để tiến bộ và trở nên xuất sắc hơn. Sự tự hoàn thiện không chỉ là việc nâng cao tri thức kỹ năng nhân cách và phẩm chất đạo đức mà còn là quá trình không ngừng kiên trì với sự phát triển cá nhân. Để tự hoàn thiện đầu tiên chúng ta cần tin tưởng vào bản thân trân trọng giá trị cá nhân mình không để tự ti trước những khó khăn. Chúng ta cần nhận ra điểm yếu và điểm mạnh của bản thân nỗ lực khắc phục và phát huy chúng. Học hỏi từ những trải nghiệm từ những người xung quanh và từ cuộc sống là chìa khóa để mở cánh cửa của sự tự hoàn thiện. Cuộc hành trình này không chỉ giúp chúng ta phát triển mạnh mẽ hơn mà còn giúp chúng ta tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống và sẵn sàng để chia sẻ những giá trị tích cực với xã hội xung quanh.

13. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 13

Bạn đã bao giờ tự thắc mắc liệu mình đã nuôi dưỡng tâm hồn hay chưa? Liệu bạn đã tìm thấy sự an yên và niềm vui trong cuộc sống của chính mình chưa? Nếu vẫn còn nhiều phiền muộn, bạn cần chăm sóc cho khu vườn tâm hồn của mình. Nếu không, bạn sẽ dần chết đi, mất đi tất cả, bởi "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống."

Tâm hồn là nét đẹp bên trong của mỗi con người, là nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, là những đức tính quý báu mà chúng ta cần rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện bản thân. Chúng ta nên dành thời gian và nỗ lực để nuôi dưỡng một tâm hồn đầy sức sống và yêu thương, để luôn toát lên sự ấm áp. Khi tâm hồn buồn bã, héo hon, ta không khác gì một người đã chết.

Cái chết là một điều đáng sợ vì nó đánh dấu sự kết thúc của cuộc sống, sự biến mất của con người trong hình thức vật chất. Khi chết, ta phải xa lánh mãi mãi những người yêu thương và những điều quý giá, đáng trân trọng. Tuy nhiên, có một nỗi sợ hãi lớn hơn, khủng khiếp hơn cái chết, đó là khi còn sống mà ta đã mất đi ý nghĩa và niềm tin vào cuộc sống, sống mà tâm hồn dần lụi tàn.

Không ai có thể sống mãi mãi trong cuộc đời. Sự mất mát về sự sống vật chất không đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn của mỗi con người, vì những giá trị sống tốt đẹp vẫn tồn tại mãi. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã tạo ra những giá trị đó để để lại sau mình hay không, lại tùy thuộc vào cách sống, suy nghĩ và lý tưởng của mỗi người.

Sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta nhận thức về sự sống của chính mình, đặt ra những mục tiêu và đặt ra những mục tiêu và nỗ lực để theo đuổi chúng. Hiểu được những điều này, chúng ta hãy tự suy ngẫm về bản thân, chăm sóc và phát triển tâm hồn của mình để nó trở nên tốt đẹp hơn, tràn đầy sức sống và đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống.

14. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 14

Cuộc sống của chúng ta trải qua nhiều giai đoạn và quá trình khác nhau để trở nên hoàn thiện và trưởng thành. Vì vậy, việc thay đổi bản thân và nuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì "cái chết không phải là mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Mất mát lớn nhất là khi tâm hồn tàn lụi ngay cả khi còn sống". Sự may mắn khi sinh ra và sống trong một xã hội hòa bình đòi hỏi chúng ta phải cống hiến nhiều hơn để xây dựng một quốc gia giàu đẹp, có khả năng đối phó với mọi thử thách. Hơn nữa, mỗi người trong quá trình học tập, làm việc và tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cũng đồng nghĩa với việc cống hiến cho quê hương. Chúng ta cần yêu thương và giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với nhau không chỉ để được yêu quý và tôn trọng mà còn để thể hiện sức mạnh của đoàn kết dân tộc. Là học sinh, chúng ta cần phải học tập tốt, lắng nghe lời ông bà, cha mẹ và tôn trọng thầy cô. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ và yêu quý tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh... Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương và đất nước, chỉ biết quan tâm đến bản thân và xem việc chung là việc của người khác... Những người này xứng đáng bị xã hội chỉ trích mạnh mẽ. Mỗi người chúng ta chỉ có một quê hương và chỉ được sống một lần. Hãy sống một cuộc sống ý nghĩa, sống và cống hiến, tận hưởng mỗi khoảnh khắc. Không ai sinh ra đã đạt đến vạch đích hoàn hảo, chỉ cần biết sống và biết yêu, chúng ta sẽ cảm nhận rằng cuộc sống này mang ý nghĩa và tươi đẹp hơn.

15. Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống - Mẫu 15

Nói về sống và chết, Noóc-man Ku-sin đã có một ý kiến khá thâm thuý: "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống".

Sự sống thật đáng quý biết bao. Chết là hết, là chấm dứt cuộc đời. Nhưng cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Có người dám xả thân vì đại nghĩa, đã coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. "Có cái chết hóa thành bất tử" (Tố Hữu). Chết vinh còn hơn sống nhục. Đó là cái chết được khâm phục, được ngợi ca.

Sinh, trưởng, lão, bệnh, tử là quy luật của sự sống. Cái vòng đời ấy hầu như ai cũng phải trải qua. "Rắn già rắn lột, người già người tột vô săng" (Tục ngữ). Săng là cái quan tài. Chết là quy luật, là chuyện tự nhiên. Có những người ốm đau tật bệnh kéo dài thì chết là được thoát nợ đời. Cái chết ấy không phải là điều mất mát lớn nhất. Có hài nhi mệnh yểu. Có người chết non. Có người chết trong đau ốm, trong tai nạn, chết trong đói rét,... thì cái chết ấy thật đáng thương. Có những giai nhân, có những bậc tài danh bị chết, thì cái chết ấy thật đáng tiếc.

Nhưng lại có kẻ đã chết trong lúc còn sống vì tâm hồn đã bị tàn lụi, tâm hồn đã "chết" đã khô héo từ lâu! Kẻ nào đã nhiễm phải những tính xấu như lười biếng, tham lam, độc ác, hay ăn nhác làm, không chịu học hành mà chỉ đua đòi ăn chơi trác táng,... là đã tự huỷ hoại cuộc đời mình, tự làm cho tâm hồn mình bị khô héo tàn lụi ngay khi đang sống.

Trong xã hội ta hiện nay, có một số người trong đó có nhiều bạn trẻ, sa đà vào ăn chơi, cờ bạc, nghiện hút, gây ra bao tệ nạn, tội ác làm đau khổ cho người thân trong gia đình, làm nhức nhối cho xã hội. Đúng như Noóc-man Ku-sin đã nói: "Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống".

Có gì đẹp hơn sự sống? Ai chẳng khao khát được sống trong ấm no, hạnh phúc? Nhưng phải sống như thế nào? Sống có lí tưởng, sống có ích cho đời. Không được sống vô vị, nhàm chán. Học hành, lao động, rèn luyện sẽ làm cho cuộc sống của mỗi chúng ta có thêm màu sắc ý vị và nhiều ý nghĩa hơn. Sống lạc quan yêu đời, sống trong tình thương yêu đồng loại là sống hạnh phúc.

Bài học về lối sống, cách sống là bài học có ý nghĩa nhất mà mỗi chúng ta rút ra được từ câu nói của Noóc-man Ku-sin. Tuổi trẻ phải biết sống đẹp, sống có văn hóa.

-----------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Trình bày suy nghĩ về ý kiến “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12, soạn bài lớp 12 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2, mời các bạn tham khảo.

Đánh giá bài viết
20 59.508
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm