Anh chị hãy nêu suy nghĩ về câu nói của Khổng Tử: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân

Văn mẫu: Anh chị hãy nêu suy nghĩ về câu nói của Khổng Tử: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Suy nghĩ của em về câu nói của Khổng Tử: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân

Khổng Tử là danh hiệu tôn kính hậu thế dành cho Khổng Khâu. Ông sống trong thời kỳ trật tự xã hội đã suy đồi, chư hầu lấn quyền thiên tử, đại thần chiếm đoạt ngôi chư hầu dẫn đến cảnh chém giết nhau hỗn loạn, không còn đạo lý, kỷ cương Ông mong muốn tái lập lại trật tự xã hội, làm cho mọi người trở nên tốt đẹp hơn, đối xử với nhau hòa hảo, thân ái. Một lần Khổng Tử tâm sự với học trò “Nguyện vọng của ta là muốn cho người già được nuôi dưỡng đầy đủ, bạn bè tin cậy lẫn nhau, trẻ nhỏ được quan tâm chăm sóc”. Chính vì thế ông luôn muốn dùng tài năng của mình giúp nước, giúp đời.. Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông.

Để sống có Nhân thì tuân theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.Hệ thống đạo đức của Khổng Tử dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác, điều này được thể hiện rõ qua câu nói của ông: “Kỷ sở bất dục,vật thi ư nhân” tức là cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác.

Câu nói có thể coi là một quan điểm về “Nhân” tức là về lòng yêu thương của con người.Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn và tiến bộ. Một quan điểm thể hiện cách sống nhân văn. Mỗi chúng ta sống cùng nhau, đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với mình chứ không ai mong muốn rủi ro vậy nên những gì mà mình không muốn cũng đừng đem đến cho người khác. Thực tế, trong cuộc sống khó tránh khỏi những suy nghĩ ích kỷ của bản thân, vì lợi ích của mình, ví dụ như xếp hàng nơi công cộng,tình trạng chen lấn xô đẩy cũng là muốn mình được đáp ứng nhu cầu trước, tuy nhiên để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp thì gì mà mình không muốn cũng đừng đem đến cho người khác.

“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” trong thực tế có nghĩa là hãy biết coi trọng tình người, tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, lúc nào cũng lây cái tâm đức trong sáng để nghĩ về những điều đã xảy ra, sự việc liên quan tới người khác để xử sự đầy tình người.Trong xã hội có những con người cứ thích yêu cầu người khác làm những việc mà bản thân họ không thích, chỉ nghĩ đến bản thân với lối sống nhỏ nhen ích kỉ, đố kị với người khác. Ví như khi đứng chờ thanh toán hàng giữa một siêu thị, bạn sẽ không thể không thấy cảnh người ta chen lấn, xô đẩy nhau để được thanh toán nhanh hơn, chẳng ai nghĩ đến ai, người ta cứ chăm chăm vào cái lợi cho bản thân mà không nghĩ đến lợi ích chung to lớn hơn. Trong một công ty, anh này thấy anh kia chăm chỉ hơn được xếp ưu tiên hơn thì nặng lời bóng gió, ám chỉ. Những điều gì khó khăn thì đùn đẩy hết cho người khác , còn mình thì nhận về những cái phần dễ dàng. Có bao giờ ta thử hỏi, ai cũng chọn phần dễ dàng thì gian khổ sẽ dành phần ai? Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, vậy việc nặng nhọc ai gánh? Ai cũng chỉ chăm chăm lo cho chính cái tôi của mình, thế thì xã hội sẽ đi về đâu?

Cái thói sống vị kỉ ấy sẽ làm tha hóa đi nhân cách con người, kéo lui theo cả sự phát triển của xã hội. Một cá nhân sống ích kỷ khiến tập thể không phát triển được, kìm kẹp, soi mói lẫn nhau, tranh giành không ai nhường ai, thử hỏi một tập thể như vậy sao có thể vững mạnh. Rồi xã hội cũng vì thế mà chậm phát triển bởi xã hội cũng là được tạo bởi các nhân. Các cá nhân không tốt thì xã hội không phát triển là điều đương nhiên.

Từ đây mỗi người cần rèn luyện để có lối sống vị tha. Mình nên thay đổi chính mình trước khi mong muốn sự thay đổi từ người khác, hãy yêu thương tin tưởng họ trước khi mong họ yêu thương và tin tưởng mình. Cần học cách ứng xử nhân văn, nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để có cái nhìn cảm thông sâu sắc hơn.Ví dụ một ngày nào đó bạn vô tình xúc phạm người bạn của mình trước đám đông trong quá trình nói chuyện, lời nói ra rồi cũng đâu thể rút lại? Có phải bạn không bao giờ muốn bị bẽ mặt trước đám đông không? Vậy người khác thì sao?Khi này ta thử hoán đổi suy nghĩ cho người bạn kia, nếu mình là người bị xúc phạm thì sẽ như thế nào? Hành động ra sao? Có suy nghĩ được như vậy ta mới thấm nhuần câu nói của Cổ nhân “Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”.

“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” trên thực tế có nghĩa là biết coi trọng tình người, tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác, tự bụng mình mà suy ra bụng người, lúc nào cũng lấy cái tâm đức trong sáng để nghĩ về sự việc đã xảy ra, sự việc liên quan đến người khác mà có cách xử sự đầy tình người.

Trong xã hội có những người cứ yêu cầu người khác làm những việc mà bản thân họ không thích. Kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân, tính toán cho cá nhân, nhỏ nhen, đố kị,… tất sẽ bị mọi người xa lánh, coi thường, ghê sợ.

Phê phán những người sống ích kỉ, miệng lưỡi như rắn độc, chỉ biết đến bản thân mình không quan tâm tới những người xung quanh. Đây là lối sống cần loại bỏ để góp phần xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp. Kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân, tính toán cho cá nhân, nhỏ nhen, đố kị,… tất sẽ bị mọi người xa lánh, coi thường, ghê sợ.

Tóm lại, người có lòng nhân, giàu tình thương mới biết ứng xử theo phương châm “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Câu nói của Khổng Tử nhắc mỗi chúng ta phải tự đặt mình vào người khác, suy nghĩ cho người khác nhiều hơn, mọi hành động và việc làm đều lấy tình người làm chuẩn mực như vậy xã hội mới tốt đẹp và ngày càng phát triển.

Bằng tài năng đức độ của mình, Tư Mã Thiên đã có lời bình về Khổng Tử: “Trong kinh “Thi” có câu nói như thế này: “Cái giống như núi cao khiến người ta chiêm ngưỡng, cái giống như đại Đạo khiến người ta tuân theo. Từ xưa tới nay trong thiên hạ, Quân Vương và người tài đức thì có cũng nhiều. Họ khi đang còn sống đều vinh hoa quý hiển, nhưng chết đi rồi thì chẳng còn lại chút gì. Khổng Tử là một người bình dân, nhưng những người đọc sách đều tôn ông làm thầy. Từ Thiên tử, Vương Hầu đến nhân dân cả nước, những ai nói về “Lục Nghệ” thì đều xem học thuyết ấy của Khổng Tử là chuẩn tắc cao nhất. Có thể nói Khổng Tử là một Thánh nhân chí cao vô thượng”

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Anh chị hãy nêu suy nghĩ về câu nói của Khổng Tử: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2, mời các bạn tham khảo.

Đánh giá bài viết
4 5.122
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm