Anh chị suy nghĩ gì về hiện tượng câu tục ngữ đã phản ánh “Tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc”

Văn mẫu: Anh chị suy nghĩ gì về hiện tượng câu tục ngữ đã phản ánh “Tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc” được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Hiện tượng câu tục ngữ đã phản ánh “Tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc”

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, ông cha ta để lại những câu nói để mãi về sau, về những kinh nghiệm cũng như hiện tượng, tình cảm trong đời sống của con người. Tiêu biểu trong đó có câu tục ngữ về những hiện tượng của tháng trong một năm “Tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc”. Qua câu tục ngữ ấy mà ta có thể hiểu được rát điều trong cuộc sống, đặc biệt mục đích của câu tục ngữ này còn rút ra được ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống thường nhật của con người.

Tháng Giêng là một tháng Âm Lịch được tính theo lịch âm của ông cha ta. Có nhiều người thắc mắc, tại sao tháng của đầu năm mà lại ăn nghiêng một bồ thóc? Có thể hiểu rằng: Vào quãng thời gian tháng Giêng hằng năm, người ta có cảm giác là ăn uống tiêu pha tốn kém nhiều nhất, nhất là lương thực. “Bồ thóc” ở đây là biểu trưng cho kho lương thực dự trữ quan trọng trong mỗi nếp nhà nông thôn Việt Nam xưa (bồ thóc, cót thóc, chum thóc, …cũng vẫn là một). Thóc đầy bồ, lúa đầy kho tượng trưng cho sự no đủ. Ăn đến “nghiêng bồ thóc” tức là ăn đến mức cạn, đã gần hết rồi.

Tháng Giêng là tháng tràn ngập niềm hân hoan của mỗi người. Đối với người Việt Nam ta mà nói thì tháng Giêng là tháng ăn chơi cho nên là ăn nghiêng cả bồ thóc. Chúng ta đón chào năm mới bằng tết Nguyên Đán mở đầu tháng Giêng rộn ràng khắp phố phường, nào là thịt mỡ, bánh chưng, dưa hành, kẹo mứt…Vì là tháng khởi đầu một năm và dân Việt ta quan niệm đó là tháng quyết định đến sự may mắn của cả một năm trời. Và đó cũng là tháng nghỉ ngơi sau bao nhiêu ngày làm ăn vất vả của năm cũ, khi gia đình được sum họp đoàn viên bên nhau, ăn những bữa cơm tinh thần đoàn kết. Hình ảnh ăn nghiêng bồ thóc đó chính là kho dự trữ lương thực, đó là cả một quá trình lao động của người dân. Như vậy có nghĩa là tài chính sẽ bị hao hụt vào đầu tháng của năm mới.

Tết kéo dài khoảng một tuần, tháng giêng được coi là tháng đầu tiên của năm mới nên có diễn ra nhiều lễ hội trên khắp cả nước như Hội Lim ở Bắc Ninh, hội Đền Gióng, hội Bà Chúa Kho, hội chùa Ba Vàng… Những ngày hội thay phiên nhau diễn ra, người ta đua nhau đi chảy hội, người dân thường đi chùa cầu may mắn cho cả năm, khi tất cả đều đang khởi đầu và đâm chồi nảy lộc. Cũng giống như thiên nhiên của đất trời, đây là khoảng thời gian mà cây cối đâm chồi nảy lộc, nở ra những nụ lộc non, cây cối tươi tắn và rảnh rỗi khi chưa đến vụ ra hoa kết trái, con người cũng như vậy- đây là khoảng thời gian ăn chơi và chưa bắt đầu vào công việc chính thức, bởi đầu năm có rất nhiều những cuộc chơi chưa muốn dứt, vẫn còn nguyên dư âm của Tết Nguyên Đán vừa qua.

Tháng Giêng mặc dù không phải làm gì nhiều nhưng lại là tháng tiêu tốn nhiều vật chất của con người khi mọi thứ đều phải sắm cho một năm mới đã đến, nhà nhà tập trung cùng nhau đi sắm Tết để đón một năm mới, những điều đó không chỉ để lại cho mỗi người những giây phút thoải mái, mà giá trị cổ truyền của dân tộc cũng được củng cố.

“Tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc”- câu tục ngữ đã phần nào phản ánh được mạnh mẽ sự sống và quy luật của mỗi người. Ca dao tục ngữ thường là một công cụ để có thể cung cấp thông tin cho mỗi người, nó kịp thời phản ánh những kinh nghiệm và giá trị cuộc sống của tất cả mọi người, cả năm làm việc vất vả để có thể có chút để ra để vào và sinh hoạt nhưng tháng Giêng có thể coi là tháng tốn kém nhất khi nó đã dùng những động từ mạnh để có thể diễn tả được điều mà câu tục ngữ muốn nhắc đến.

Câu tục ngữ phản ánh đúng chất được cuộc sống của con người vào tháng được ví như “tháng Giêng là tháng ăn chơi” vì đây là khoảng thời gian để con người thư giãn, chứ công việc và mọi điều khác dường như không được coi mạnh.

Mỗi chúng ta thấy rằng, tháng Giêng thường là lúc có nhiều cuộc hội họp bên nhau và đây là những lúc họ thường đi chùa cầu may, giá trị của nó cũng mang đậm và mạnh mẽ cho con người. Hạnh phúc của mỗi người đều được thấy khi niềm tin yêu và giá trị sống của mỗi chúng ta đều được cải thiện khi cuộc sống trình độ dân trí-xã hội cũng được cải thiện một cách mạnh mẽ nhất. Con người luôn luôn là một phạm trù bao trùm lên các hoạt động xã hội, nó lan tỏa rộng rãi trong khoảng không gian rộng lớn của tất cả mọi người. Vì là tháng ăn chơi nên vậy con người luôn thoải mái và không phải chịu những vất vả và áp lực như các tháng khác trong năm.

Không phải bộn bề lo âu, mỗi người đều có lúc thư giãn và thoải mái nhất, chính vì vậy ca dao tục ngữ Việt Nam đã phản ánh được đặc trưng cơ bản của những tháng trong năm và nó mang ý nghĩa để có thể nhận biết về tất cả cuộc đời của mỗi người.

Lẽ thường nghỉ ngơi ăn chơi bao giờ cũng tốn kém hơn lúc làm lụng, lao động. Câu tục ngữ không chỉ nhằm nói về sự vơi cạn lương thực, thực phẩm quá mức bình thường (chỉ tính riêng ngày 30 Tết đã tiêu thụ trên 220 tấn thịt, cá các loại, 350 tấn rau và thải ra đường trên 1.000 tấn rác) mà qua đó dân gian ta còn gửi gắm một hàm ý nhắc nhở mọi người về một trách nhiệm cần phải thực hiện. Đó là nên biết cân bằng cái làm ra và tiêu chí một cách hợp lí chứ không thể tiêu một cách vô tội vạ trong những ngày hội lớn mà kiệt quệ đi tài sản. Những dịp như thế chỉ có một lần trong năm thôi nhưng cũng đừng vì thế mà ăn chơi không nghĩ đến khả năng kinh tế của gia đình. Hay hiểu một cách đơn giản là ông cha ta khuyên nên biết tiết kiệm, không nên lãng phí. Biết tiết kiệm thời gian vì thời gian là thứ đáng quý, vì một khắc trôi qua sẽ không quay lại nữa. Những ngày lễ hội kia hãy biết chi tiêu cho tiết kiệm, biết vui chơi có ngưỡng để những gì qua đi rồi sau này ta không phải luyến tiếc nữa.

Tháng Giêng không chỉ ăn nghiêng bồ thóc nữa mà nếu không khéo nó còn ăn nghiêng, ăn đổ cả cơ nghiệp, hoài bão của chúng ta nữa đấy. Câu tục ngữ nhắc khéo chúng ta về một thái độ, một trách nhiệm rất đáng suy nghĩ. Bởi lẽ bất luận việc gì cũng vậy, kể cả việc vui chơi cũng cần phải có ngưỡng, có mức độ. Đi quá sẽ làm mất cân bằng và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Anh chị suy nghĩ gì về hiện tượng câu tục ngữ đã phản ánh “Tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc”. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2, mời các bạn tham khảo.

Đánh giá bài viết
2 23
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 12

Xem thêm