Bài cúng giỗ tổ nghề mộc

Bài cúng giỗ tổ nghề mộc - Văn khấn cúng tổ nghề mộc, cách làm lễ cúng tổ nghề mộc,....

Tham khảo: Văn khấn tất niên cuối năm đúng truyền thống người Việt

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, hằng năm cứ vào ngày 20 tháng chạp, những người làm trong ngành gỗ từ thợ mộc cho tới chủ xưởng sản xuất nội thất, các đơn vị cung cấp gỗ nguyên liệu lại dành thời gian chuẩn bị mâm lễ cúng Tổ. Trước bàn thờ cúng tổ nghề gỗ, người thợ chính hoặc người chủ thường kính cẩn dâng lên những lễ vật đã chuẩn bị với lòng thành tâm. Bày tỏ lòng biết ơn cả một năm qua đã được Tổ nghề che chở, phù hộ để có sức khỏe tốt, buôn may bán đắt, làm ăn thuận lợi. Cầu mong trong năm tới sẽ được Tổ nghề nâng đỡ, che chở để anh chị em trong nghề luôn thuận buồm xuôi gió, gặt hái được nhiều thành công gấp năm, gấp mười năm đã qua.

1. Ai là ông tổ ngành Gỗ?

Hiện tại có rất nhiều tài liệu nói về Tổ nghề của ngành Gỗ. Trong số đó phải kể tới hai điển tích nổi bất nhật sau đây:

Thứ nhất, tương truyền xa xưa có một chàng trai tên Nguyễn Công Nghệ. Người này sống vào thời chúa Trịnh, rất giỏi làm Mộc. Một hôm, chàng được Chúa vời vào cung để chạm trổ ngai vàng. Với nghề làm mộc lâu đời, chàng nhanh chóng tạo ra một tuyệt phẩm bề thế, uy nghi.

Thế nhưng vì làm việc mệt mỏi trong nhiều ngày, Nguyễn Công Nghệ ngủ quên trên ngai vàng. Chứng kiến cảnh tượng này, chúa Trịnh rất nổi giận bèn giam chàng vào ngục tối với lý do phạm thượng. Sau khi chúa mất, bà chúa lên ngôi.

Nhìn thấy ngai vàng chạm trổ quá tinh vi, nghệ thuật, bà Chúa bèn tìm hiểu và cho gọi Nguyễn Công Nghệ, yêu cầu trạm chỗ một bức tượng Phật từ tâm. Sau hơn 3 năm miệt mài, cuối cùng người thợ Mộc cũng hoàn thành bức tượng Phật 4 mặt, nghìn mắt nghìn tay quy mô, hoành tráng.

Thế nhưng vì lao lực quá lâu, từ một chàng trai vạm vỡ, khỏe mạnh Nguyễn Công Nghệ biến thành kẻ ốm yếu, mùa lòa rồi trượt chân rơi xuống suối mà chết. Từ đó, người dân tưởng nhớ đến tài năng của chàng rồi lập lễ cúng, coi đây là tổ nghề của ngành Mộc.

Thứ hai, mặt khác, còn có tích cho rằng Lỗ Ban- một người thợ mộc sinh sống tại Trung Quốc mới là Tổ nghề của ngành Gỗ. Người này có công phát minh ra chiếc compa và cưa đục, giúp đời sau biết cách làm ra cửa gỗ, giường tủ và nhiều vật dụng bằng gỗ.

2. Giỗ tổ nghề mộc ngày nào

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, hằng năm cứ vào ngày 20 tháng chạp, những người làm trong ngành Gỗ từ thợ mộc cho tới chủ xưởng sản xuất nội thất, các đơn vị cung cấp gỗ nguyên liệu lại dành thời gian chuẩn bị mâm lễ cúng Tổ.

Ngoài ngày 20 tháng Chạp, nhiều nơi còn lấy ngày 13 tháng 6 âm lịch hằng năm làm ngày giỗ tổ ngành Gỗ. Ngày này có quy mô nhỏ hơn dịp cuối năm, thông thường các chủ xưởng, chủ công ty sẽ tổ chức một mâm lễ nhỏ cúng ngay tại nơi làm việc.

Tuy vậy, hiện nay hầu hết các đơn vị hoạt động trong ngành Gỗ đều lấy ngày 20 tháng 12 âm lịch để tổ chức Giỗ Tổ phổ biến hơn cả.

Lễ cúng giỗ Tổ thợ Mộc là cách để tôn vinh và kính trọng công lao, tài năng, và đóng góp của ông tổ nghề Mộc trong lĩnh vực nghề mộc. Nó là cách để tưởng nhớ và tôn thờ những người tiền bối đã đặt nền móng cho ngành này và giúp phát triển nó.

3. Cách làm lễ cúng tổ nghề mộc

Vào ngày giỗ tổ ngành mộc, mọi người thường chuẩn bị những lễ vật sau:

Lễ vật cúng tổ nghề mộc

  • Trái cây ngũ quả
  • Nhang, đèn cây, trà, rượu, nước
  • Bình hoa tươi
  • Dĩa bánh kẹo
  • Giấy cúng, vàng bạc
  • Chè xôi: mỗi loại 5 phần
  • Bộ tam sên gồm: 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm
  • Gà trống tơ luộc, chéo cánh đẹp
  • Heo quay, bánh hỏi

Trên là những lễ vật cơ bản nhất cần có trong ngày cúng giỗ tổ ngành mộc. Tùy vào phong tục, điều kiện kinh tế của cơ sở sản xuất có thể chuẩn bị mâm cúng khác nhau.

Lễ giỗ tổ nghệ mộc được tổ chức thường được tổ chức tại nhà người thợ, tại nơi làm việc, nơi sản xuất nghề mộc. Bàn hương án tổ sư chỉ là chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn màu đỏ đề chữ “Tiên sư”, một bát nhang, bình hoa, và mâm cỗ cúng giỗ tổ.

Thợ chính, thợ phụ, học trò tụ về, đứng trước hương án, người thợ chính hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương khấn vái xin tổ sư giúp đỡ những người làm nghệ thợ mộc được nhiều sức khỏe, làm ăn thuận buồm xuôi gió. Sau đó lần lượt những người có mặt thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ sư.

4. Bài văn khấn giỗ tổ nghề mộc

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………

Ngụ tại……………………………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề mộc

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề Mộc thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Mỗi một nghề đều có vị thánh sư riêng, đến những ngày giỗ tổ nghề bạn cũng nên tưởng nhớ đến tổ nghề của mình để tỏ lòng thành kính. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. VnDoc xin chia sẻ với các bạn cách cúng tổ nghề của một số nghề khác, mời các bạn cùng tham khảo:

Đánh giá bài viết
1 14.103
Sắp xếp theo

    Văn khấn cổ truyền

    Xem thêm