Bài cúng lễ Vu Lan tại nhà

Bài cúng lễ Vu Lan tại nhà hay văn khấn Vu Lan được VnDoc tổng hợp chi tiết dưới đây nhằm giúp các bạn có thể tự tay chuẩn bị lễ cũng Vu Lan tại nhà đơn giản, tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên, ....

Trong bài viết này VnDoc sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các chuẩn bị mâm lễ cúng Phật, cúng gia tiên, cúng chúng sinh cũng như các bài khấn đầy đủ.

Cúng lễ Vu Lan 2023 vào ngày nào?

Năm nay 2023, lễ Vu Lan rơi vào thứ tư, ngày 30 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch). Theo Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Lễ Vu Lan nên cúng đúng ngày rằm tháng 7. Sau lễ cúng Vu Lan, cúng rằm tháng 7, mới tiến hành lễ cúng cô hồn.

Tục cúng lễ Vu Lan xuất phát từ trong Phật Giáo. Đó là câu chuyện kể về Đệ tử Đức Phật Mục Kiều Liên muốn cứu mẹ mình khỏi những ải đầy giới âm phủ, bởi lúc còn sống bà đã làm nhiều việc ác. Bằng tấm lòng hiếu thảo của mình, ông đã cứu được mẹ mình và từ đó, ngày lễ Vu Lan trong Phật Giáo ra đời.

Ngày nay, lễ Vu Lan không chỉ giới hạn trong đạo Phật nữa mà dành cho tất cả mọi người. Với những ai còn cha mẹ thì vào ngày lễ Vu Lan có thể mua sắm quà các hoặc về đoàn tụ cùng với gia đình.

Còn với những ai đã mất cha, mất mẹ thì có thể cúng lễ Vu Lan tại nhà hoặc đến chùa chiền làm lễ cúng cầu siêu cho cha mẹ và nghe nhà chùa truyền đạo về chữ Hiếu. Lễ cúng Vu Lan thể hiện tấm lòng hiếu thảo của giới con cái tới các bậc cha mẹ sinh thành và sự biết ơn sâu sắc, sự tưởng nhớ của những người con tới bậc cha mẹ đã khuất.

Lễ Vu Lan là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt, cần được gìn giữ và phát huy. Tục cúng lễ Vu Lan có thể thực hiện tại chùa còn với những ai không có điều kiện đi chùa thì có thể thực hiện tại nhà. Ngoài việc chuẩn bị các lễ vật cúng thì văn khấn lễ Vu Lan tại nhà cũng cần được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trước đó.

Cách cúng lễ Vu Lan tại nhà

1. Mâm cúng Vu Lan

Lòng thành của con người thể hiện ở cái tâm, không cần chú trọng vào "mâm cao, cỗ đầy". Mâm cỗ lễ Vu Lan trong truyền thống thường bao gồm: Cháo loãng, gạo, muôi, cơm trắng, canh, nước lã, xôi, chè (các loại chè), khoai (khoai lang, khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, hương hoa, quần áo.

Việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, sau cùng là cúng thí thực chúng sinh.

Tuy nhiên dưới đây, VnDoc sẽ chỉ cho bạn cách sắp mâm lễ cúng Phật, cúng gia tiên tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình, không quá quan trọng là phải đủ đầy tất cả.

Cúng Phật

Trước tiên, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Mâm ngũ quả cúng Phật.

Mâm cúng chay tham khảo để cúng Phật.

Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh (Kinh Vu Lan) để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Cúng gia tiên

Lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng, 1 bầu rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.

Mâm cúng Vu lan

Chuẩn bị mâm lễ Cúng chúng sinh

Cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, không cúng chung với bàn thờ gia tiên. Khi đốt tiền vàng quần áo đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng. Tham khảo thêm chi tiết bài viết: Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn.

Cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, không cúng chung với bàn thờ gia tiên. Khi đốt tiền vàng quần áo đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng. Trên mâm cúng chúng sinh thường có những lễ vật sau:

  • Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).
  • Hoa quả (5 loại 5 mầu).
  • 12 cục đường thẻ.
  • Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).
  • Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
  • Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã).
  • Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
  • Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
  • Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).

Lưu ý, cúng chúng sinh không nên cúng xôi, gà. Khi đặt tiền vàng ở trên mâm nên để theo 4 hướng và mỗi hướng nên đặt cây hương theo số lẻ 3, 5 hoặc 7.

2. Nên cúng Vu Lan vào thời gian nào?

Việc cúng lễ Vu lan tại nhà thường được các gia đình tiến hành từ ngày 10 đến trước ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Cúng Vu Lan là ngày con cái tưởng nhớ tới công lao sinh thành của cha mẹ. Tưởng nhớ không phải ở chỗ mâm cao, cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi con người.

Ngày lễ Vu Lan, mỗi gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên. Sau đó, nên làm một mâm cơm thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên.

3. Bài khấn gia tiên lễ Vu Lan Rằm tháng 7

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm …. (Âm lịch)

Tín chủ con là…. cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

4. Bài cúng thần linh lễ Vu Lan Rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

5. Văn khấn Vu Lan

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ… và chư vị hương linh.

Hôm nay là Rằm tháng Bảy năm 2021.

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Vì vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…..

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

6. Bài sám Vu Lan Rằm tháng 7

Ðệ tử chúng con,
Vâng lời Phật dạy,
Ngày rằm tháng Bảy,
Gặp hội Vu Lan,

Phạm vũ huy hoàng,
Ðốt hương đảnh lễ.
Mười phương Tam thế,
Phật, Pháp, Thánh hiền,

Noi gương đức Mục-Kiền-Liên,
Nguyện làm con thảo.
Lòng càng áo não,
Nhớ nghĩa thân sanh.

Con đến trưởng thành,
Mẹ dày đau khổ.
Ba năm nhũ bộ,
Chín tháng cưu mang.

Không ngớt lo toan,
Quên ăn bỏ ngủ,
Ấm no đầy đủ,
Cậy có công cha,

Chẳng quản yếu già,
Sanh nhai lam lũ.
Quyết cùng hoàn vũ,
Phấn đấu nuôi con,

Giáo dục vuông tròn,
Ðem đường học đạo.
Ðệ tử ơn sâu chưa báo,
Hổ phận kém hèn,

Giờ này quỳ trước đài sen,
Chí thành cung kính,
Ðạo tràng thanh tịnh,
Tăng bảo trang nghiêm.

Hoặc thừa Tự tứ,
Hoặc hiện tham thiền,
Ðầy đủ thiện duyên,
Rủ lòng lân mẫn,

Hộ niệm cho:
Bảy kiếp cha mẹ chúng con,
Ðượm nhuần mưa pháp.

Còn tại thế:
Thân tâm yên ổn,
Phát nguyện tu trì.

Ðã qua đời:
Ác đạo xa lìa,
Chóng thành Phật quả.
Ngửa trông các đức Như-Lai,
Khắp cõi hư không,
Từ bi gia hộ.

7. Những lưu ý khi cúng lễ Vu Lan

Cúng lễ Vu Lan khác cúng cô hồn như thế nào?

Lễ Vu Lan là lễ câu siêu cho ông bà, tổ tiên bảy đời và là đại lễ báo hiếu. Còn cúng cô hồn là cúng cho những vong hồn không ai thờ cúng, làm phúc.

Hai hoạt động này hoàn toàn khác nhau, bạn hãy lưu ý để tránh nhầm lẫn nhé!

Ngày lễ Vu Lan nên và không nên làm gì?

Những việc nên làm trong ngày lễ Vu Lan:

  • Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ, người thân
  • Thăm mộ tổ tiên
  • Nấu mâm cỗ cúng tổ tiên
  • Mua quà tặng, hỏi thăm ông bà, cha mẹ

Bên cạnh đó, trong ngày lễ Vu Lan bạn không nên:

  • Không nên khai trương kinh doanh
  • Tránh làm lễ cưới
  • Tránh sát sinh

Ngoài việc thực hiện lễ cúng Vu Lan trong dịp Rằm tháng 7, nhiều gia đình thường tổ chức làm lễ cúng chúng sinh trong dịp này. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết bên dưới để nắm được cách làm lễ cúng chúng sinh chuẩn nhất không lo rước vong vào nhà nhé.

Đánh giá bài viết
1 3.380
Sắp xếp theo

    Rằm Tháng Bảy

    Xem thêm