Bài ôn tập ở nhà môn Địa lý lớp 6 trong thời gian nghỉ dịch Corona

Bài ôn tập ở nhà môn Địa lý lớp 6 - Chống dịch Corona hệ thống lại các kiến thức môn Địa lý học kì 1 và nửa đầu học kì 2 lớp 6 cho các em học sinh tham khảo ôn tập, các thầy cô hướng dẫn các em ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ dịch bệnh.

Đề ôn tập ở nhà môn Địa lý lớp 6

I . PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng.

Câu 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 15 000 000, 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực tế?

A. 1,5 km.

B. 15 km.

C. 150 km.

D. 1500 km.

Câu 2: Ở Nam bán cầu, ngày 22 tháng 12 (dương lịch) là ngày

A. xuân phân.

B. hạ chí.

C. thu phân.

D. đông chí.

Câu 3: Để thể hiện sân bay, cảng biển trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu

A. điểm.

B. đường.

C. diện tích.

D. hình học.

Câu 4: Để biết được mức độ thu nhỏ của bản đồ so với ngoài thực tế chúng ta dựa vào

A. bảng chú giải.

B. tên bản đồ.

C. tỉ lệ bản đồ.

D. màu sắc bản đồ.

Câu 5: Đâu là ngôi sao lớn và tự phát ra ánh sáng?

A. Mặt Trời.

B. Trái Đất.

C. Hỏa tinh.

D. Kim tinh.

Câu 6: Đâu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất?

A. Bản đồ treo tường.

B. Atlat địa lí.

C. Bản đồ giáo khoa.

D. Quả Địa Cầu.

Câu 7: Ngoại lực là

A. những lực sinh ra trong lớp manti.

B. những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

C. những lực được sinh ra từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất.

D. những lực sinh ra từ trong lớp lõi của Trái Đất.

Câu 8: Theo quy ước thì đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

A. đông.

B. tây.

C. nam.

D. bắc.

Câu 9: Hệ Mặt Trời tuy rộng lớn nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong một hệ lớn hơn là

A. hệ Ngân Hà.

B. vệ tinh.

C. sao chổi.

D. thiên thạch.

Câu 10: Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ chúng ta cần dựa vào

A. tọa độ địa lí.

B. vị trí địa lí.

C. kinh độ, vĩ độ.

D. kinh tuyến, vĩ tuyến.

Câu 11: Độ dài đường Xích Đạo của Trái Đất là bao nhiêu?

A. 40076 km.

B. 40067 km.

C. 60047 km.

D. 60074 km.

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng về múi giờ?

A. Mỗi múi giờ rộng 15°kinh tuyến.

B. Bề mặt Trái Đất được chia làm 24 múi giờ.

C. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất 1 giờ.

D. Quốc gia trải rộng nhiều múi giờ khác nhau sẽ thống nhất 1 giờ.

Câu 13: Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng được gọi là

A. bán bình nguyên.

B. châu thổ.

C. trung du.

D. bình nguyên.

Câu 14: Ở nửa cầu Nam, nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật thể chuyển sẽ lệch hướng về

A. bên trái.

B. bên phải.

C. cực Nam.

D. Xích đạo.

Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ trên Trái Đất?

A. Càng xa Xích đạo, thời gian ngày càng dài ra và thời gian đêm càng ngắn lại.

B. Mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ngày và đêm chênh lệch nhau.

C. Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

D. Số ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ thường chỉ xảy ra ở xích đạo.

Câu 16: Núi cao có độ cao tuyệt đối là bao nhiêu?

A. Từ 500m đến 1000m.

B. Từ 1000m đến 1500m.

C. Từ 1000m đến 2000m.

D. Từ 2000m trở lên.

Câu 17: Vào ngày nào Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23°27’N.

A. 21/3.

B. 22/6.

C. 23/9.

D. 22/12.

Câu 18: Điểm B có đường kinh tuyến 10°, vĩ tuyến 20° đi qua và điểm B nằm bên trái kinh tuyến gốc,

phía trên đường xích đạo. Hỏi điểm A có tọa độ địa lí bao nhiêu?

A. 10°T và 20°B.

B. 10°Đ và 20°N.

C. 10°T và 20°N.

D. 10°Đ và 20°B.

Câu 19: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì không có hiện tượng nào dưới đây?

A. Hiện tượng mùa.

B. Hiện tượng ngày, đêm.

C. Hiện tượng ngày, đêm luân phiên.

D. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

Câu 20: Trong Hệ Mặt Trời hành tinh nào nằm xa Mặt Trời nhất?

A. Thiên Vương tinh.

B. Kim tinh.

C. Hỏa tinh.

D. Hải Vương tinh.

Câu 21: Dựa theo thời gian hình thành người ta chia núi thành mấy loại?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 22: Khi hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng hình thành

A. các dãy núi cao.

B. sống núi ngầm dưới đại dương.

C. các cao nguyên đá vôi.

D. núi, thung lũng sâu.

Câu 23: Lớp mỏng nhất trong cấu tạo của Trái Đất là lớp nào?

A. Lớp vỏ.

B. Lớp trung gian.

C. Lớp Manti.

D. Lớp lõi.

Câu 24: Vĩ tuyến 23°27’ Nam gọi là gì?

A. Chí tuyến Nam.

B. Chí tuyến Bắc.

C. Vòng cực Nam.

D. Vòng cực Bắc.

Câu 25: Ý nào sau đây đúng với tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?

A. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.

B. Làm cho địa hình nâng cao lên.

C. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

D. Xâm thực, xói mòn các loại đá.

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với núi trẻ?

A. Đỉnh nhọn.

B. Thung lũng rộng.

C. Có hình dáng lởm chởm.

D. Sườn dốc.

Câu 27: Cao nguyên rất thuận lợi cho việc

A. tưới tiêu và gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm.

B. trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

C. trồng cây lương thực và tập trung đông dân cư.

D. trồng cây lương thực và chăn nuôi gia cầm.

Câu 28: Các cao nguyên Kon Tum, Pleiku…thuộc vùng nào ở nước ta?

A. Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

II . PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Trình bày hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 2: (1 điểm) Dưới đây là bản đồ một khu vực gồm các quốc gia khác nhau. Quan sát bản đồ để trả lời các câu hỏi sau:

Bài ôn tập ở nhà môn Địa lý lớp 6

Bài tập ôn ở nhà lớp 6 trong thời gian nghỉ Corona

Để chuẩn bị cho bài viết thư UPU lần 49, các em tham khảo các đề tài phong phú đa dạng và dàn ý chi tiết viết thư upu lần 49 cho học sinh lớp 6 trên VnDoc.com. Tiêu biểu là các đề tài mới nhất về dịch bệnh corona: Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về dịch bệnh do Virus Corona

Đánh giá bài viết
8 1.513
Sắp xếp theo

    Địa lí 6 Kết nối

    Xem thêm