Bài tập Amin-aminoaxit trong đề thi đại học

Nhằm giúp các bạn học sinh ôn thi đại học môn hóa có thêm tài liệu bài tập hóa học phần amin aminoaxit, VnDoc.com xin giới thiệu "Bài tập Amin-aminoaxit trong đề thi đại học". Mời các bạn tải về tham khảo để đạt kết quả tốt nhất trong các kì thi quan trọng sắp tới.

AMINOAXIT TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC

AMINOAXIT

Câu 1 (Câu 29-DH-10-A):

Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,70. B. 0,50. C. 0,65. D. 0,55.

Câu 2 (Câu 40-DH-10-A):

Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?

A. 6. B. 9. C. 4. D. 3.

Câu 3 (Câu 41-DH-10-A):

Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

A. 7 và 1,0. B. 8 và 1,5. C. 8 và 1,0. D. 7 và 1,5.

Câu 4 (Câu 16-DH-10-B):

Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là

A. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic. B. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.

C. vinylamoni fomat và amoni acrylat. D. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.

Câu 5 (Câu 19-DH-10-B):

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là

A. 171,0. B. 112,2. C. 123,8. D. 165,6.

Câu 6 (Câu 23-DH-10-B):

Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 45. B. 120. C. 30. D. 60.

Câu 7 (Câu 47-DH-10-B):

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-Ala-Val-Val-Phe. B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

C. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. D. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

Câu 8 (Câu 6-CD-10-A):

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Glyxin. B. Etylamin. C. Anilin. D. Phenylamoni clorua.

Câu 9 (Câu 10-CD-10-A):

Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 10 (Câu 48-DH-10-B):

Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4

Đánh giá bài viết
12 12.971
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối A

    Xem thêm