Bài tập Hóa 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học

Hóa 8 Tính theo phương trình hóa học

Bài tập Hóa 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học được VnDoc biên soạn là phương pháp và các dạng bài tập hóa  8 bài 22, nhằm giúp các bạn học sinh nâng cao, cũng như rèn luyện thành thạo các thao tác giải bài tập. Mời các bạn tham khảo.

I. Các công thức tính toán hóa học cần nhớ

n = \frac{m}{M}\left(mol\right)

=> m = n.M (g)

=> M = \frac{m}{n}\left(g/ mol\right)

Trong đó:

n: số mol của chất (mol)

m: khối lượng (gam)

M: Khối lượng mol (gam/mol)

=> n = \frac{V}{22,4}\left(mol\right) =  > n = \frac{V}{22,4}\left(mol\right)\:

V: thề tích chất (đktc) (lít)

II. Tính theo phương trình hóa học

Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a) Lập PTHH.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

c) Tính khối lượng oxi đã dùng?

Hướng dẫn giải bài tập

a) PTHH: 2Zn + O2 → 2ZnO

b) Số mol Zn là: nZn = 13/65 = 0,2mol

PTHH: 2Zn + O2 → 2ZnO

Tỉ lệ PT: 2mol 1mol 2mol

0,2mol ? mol ? mol

Số mol ZnO tạo thành là: nZnO = (0,2.2)/2= 0,2mol

=> Khối lượng ZnO là: mZnO = 0,2 . 81 = 16,2 gam

c) Số mol khí O2 đã dùng là: nO2= (0,2.1)/2 = 0,1mol

=> Khối lượng O2 là: mO2 = n.M = 0,1.32 = 3,2gam

Bài tập củng cố

Bài tập số 1: Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P. Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng.

Hướng dẫn giải bài tập

Số mol của P bằng: nP = 3,1/31 = 0,1 mol

2P + 5O2 → P2O5

Theo phương trình:      2                  1      (mol)

Theo đầu bài:              0,1                x       (mol)

=> x = 0,1.1/2 = 0,05 (mol)

Khối lượng P2O5 bằng: mP2O5 = n.M = 0,05.(31.2+16.5) = 7,1 gam

Bài tập số 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít CH4. Tính thể tích oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành (đktc).

Hướng dẫn giải bài tập

Số mol của CH4 bằng: nCH4 = V/22,4 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

Theo phương trình:      1                     1                   (mol)

Theo đầu bài:           0,05                      x                    (mol)

Số mol CO2 = x = 0,05.1/1 = 0,05 mol

VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 mol

Bài tập số 3: Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lit khí clo (ở đktc) theo sơ đồ phản ứng:

R + Cl2 ---> RCl

a) Xác định tên kim loại R

b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành

Bài tập số 4: Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Al + HCl → AlCl3 + H2

a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính thể tích(ở đktc) của khí H2 sinh ra.

c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.

d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.

III. Bài toán về lượng chất dư

Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD.

Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B

\frac{{{n_A}}}{a} = \frac{{{n_B}}}{b}=> A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)

\frac{{{n_A}}}{a} > \frac{{{n_B}}}{b} => Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết

\frac{{{n_A}}}{a} < \frac{{{n_B}}}{b} => Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư

Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.

Ví dụ. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

{n_{Zn}} = \frac{{6,5}}{{65}} = 0,1mol{n_{HCl}} = \frac{{3,65}}{{36,5}} = 0,1mol

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo phương trình: 1 mol 2 mol 1 mol

Theo đầu bài :      0,1 mol 0,1 mol 0,05 mol

Xét tỉ lệ: \frac{{0,1}}{1} > \frac{{0,1}}{2} → Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl

Bài tập vận dụng:

Bài tập số 1: Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí hidro (đktc).

a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

b. Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?

Bài tập số 2: Cho 8,1g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4g H2SO4.

a) Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư?

b) Tính thể tích H2 thu được ở đktc?

c) Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc?

Bài tập số 3: Cho một lá nhôm nặng 0,81g dung dịch chứa 2,19g HCl

a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam

b) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là?

Bài tập số 4: Trộn 2,24 lít H2 và 4,48 lít khí O2 (đktc) rồi đốt cháy. Hỏi sau phản ứng khí nào dư, dư bao nhiêu lít? Tính khối lượng nước tạo thành?

...................................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Bài tập Hóa 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 884
Sắp xếp theo

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm