Bài tập Hóa 8 Chương 2: Phản ứng hóa học Có đáp án

Bài tập Hóa 8 Chương 2: Phản ứng hóa học được VnDoc biên soạn tổng hợp các dạng bài tập hóa 8 chương 2 kèm theo đáp án hướng dẫn giải chi tiết. Câu hỏi đi sâu vào từng bài học trong Chương 2 Hóa học 8 giúp các em học sinh củng cố, rèn luyện thành thạo các dạng bài tập có trong chương 2 Hóa 8. Hy vọng với tài liệu này, các em học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức được học về phản ứng hóa học.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan 

I. Câu hỏi bài tập chương 2

Câu 1. Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a) Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước.

b) Để đinh sắt ngoài không khí bị gỉ.

c) Thức ăn để lâu bị ôi thiu.

d) Lên men tinh bột sau một thời gian thu được rượu.

Câu 2. Các hiện tượng sau đây thuộc về hiện tượng vật lý hay hóa học?

a) Sự tạo thành một lớp mỏng màu xanh trên mâm đồng.

b) Sự tạo thành chất bột xám khi nung nóng bột sắt với lưu huỳnh.

c) Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng có phủ một lớp màu đen.

Câu 3. Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được nó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra?

Câu 4. Một em học sinh làm ba thí nghiệm với chất rắn bicacbonat natri NaHCO3 (thuốc muối trị đầy hơi màu trắng).

Thí nghiệm thứ nhất: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt.

Thí nghiệm thứ hai: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh.

Thí nghiệm thứ 3: Đun nóng một ít chất rắn trên trong ống nghiệm, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí làm đục nước vôi trong.

Theo em, những thí nghiệm nêu trên, thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Giải thích.

Câu 5. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả sau:

a) Cho một mẩu natri vào nước, tu được sản phẩm natri hidroxit NaOH và khí hidro.

b) Cho dung dịch sắt (II) clorua FeCl2 tác dụng với dung dịch bạc nitrat AgNO3, thu được bạc clorua kết tủa màu trắng và dung dịch sắt (II) nitrat.

Câu 6. Viết phương trình hóa học sau: Đốt chát mẩu sắt trong bình đựng khí oxi, tạo ra oxit sắt từ. Xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành?

Câu 7. a) Theo em, muốn phản ứng hóa học xảy ra phải có điều kiện gì?

b) Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học?

Câu 8. Ghi lại bằng chữ của phương trình phản ứng xảy ra trong hiện tượng mô tả dưới đây?

Cho axit nitric loãng tác dụng với với đinh sắt tạo muối nitrat và khí nito (II) oxit không màu, khí này tiếp xúc với không khí trở thành khí nito (IV) oxit màu nâu đỏ

Câu 9. Ghi lại bằng chữ của phương trình phản ứng xảy ra trong hiện tượng mô tả dưới đây?

Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình oxi nó cháy mãnh liệt hơn nhiều tạo thành khói màu trắng (chủ yếu lưu huỳnh đioxit (khí sunfuro SO2)

Câu 10. Cho 11,7 gam Natri clorua tác dụng với 34 gam bạc nitrat AgNO3 thu được 17 gam natri nitrat NaNO3 và bạc clorua AgCl. Tính khối lượng AgCl đã tạo thành.

Câu 11. Đốt cháy m gam chất M cần dùng 6,4 gam khí O2 thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Tính khối lượng m?

Câu 12. Hòa tan 3,6 gam Mg vào 10,95 gam axit clohidric HCl thu được magie clorua MgCl2 và 0,6 g H2. Tính khối lượng của magie clorua?

Câu 13. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về định luật bảo toàn khối lượng?

A. Tổng các sản phẩm bằng tổng các chất tham gia.

B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành.

C. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

D. Trong phản ứng hóa học tổng sản phẩm bằng tổng chất tham gia.

Câu 14. Cho mẩu Magie tác dụng với dung dịch axit HCl phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hidro

B. Khối lượng của magie clorua nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản ứng

C. Khối lượng magie bằng khối lượng hidro

D. Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm

Câu 15. Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau:

a) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

b) CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

c) NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d) BaCO3 + HCl → BaCl2 + H2O + CO2

Câu 16. Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a) AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + KNO3

b) FeS + HCl → FeCl2 + H2S

c) Pb(OH)2 + HNO3 → Pb(NO3)2 + H2O

d) Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O

Câu 17. Hãy chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau:

a) Al2O3 + ? → ?AlCl3 +?H2O

b) H3PO4 +?KOH → K3PO4 +?

c) ?NaOH + CO2 → Na2CO3 + ?

d) Mg + ?HCl → ? + ?H2

Câu 18. Hãy chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau:

a) ? H2 + O2 → ?

b) P2O5 + ? → ?H3PO4

c) CaO + ?HCl → CaCl2 + H2O

d) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + ?

Câu 19. Dẫn 11,2 gam khí CO tác dụng với sắt từ oxit Fe3O4 thu được 16,8 gam sắt và 17,6 gam khí cacbonic.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng trên

b) Tính khối lượng sắt từ oxit đã tham gia phản ứng

c) Cho 17,6 gam cacbonic trên tác dụng với 19,6 gam canxi hidroxit thu được canxi cacbonat CaCO3 và 7,2 gam nước. Biết rằng phản ứng xảy ra theo phương trình phản ứng sau:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Tính khối lượng canxi cacbonat tạo thành sau phản ứng:

Câu 20. Khí oxi đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống: nó duy trì sự sống và sự cháy. Trong sự hô hấp của người và động vật oxi kết hợp với hemolobin (kí hiệu Hb) trong máu để biến máu đỏ sẫm thành máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Hiện tượng đó có phải hiện tượng hóa học không?

II. Đáp án - Hướng dẫn giải bài tập chương 2

Câu 1.

a) Hiện tượng hòa tan vôi sống vào nước là hiện tượng hóa học vì:

CaO + H2O → Ca(OH)2

b) Đinh sắt để ngoài không khí bị gì là hiện tượng hóa học vì Fe bị gỉ chuyển thành Fe2O3.nH2O

c) Thức ăn để lâu bị ôi thiu là hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới có đặc tính mùi hôi không dùng được nữa

d) Lên men tinh bột sau một thời gian thu được rượu là hiện tượng hóa học vì đã biến thành chất khác

(C6H10O5)n + nH2O → 2nC2H5OH + 2nCO2

Câu 2.

a) Sự tạo thành một lớp mỏng màu xanh trên mâm đồng là hiện tượng hóa học vì có sự tạo thành chất mới màu xanh (muối đồng) mà không phải là màu đỏ (Cu) ban đầu.

b) Sự tạo thành chất bột màu xám khi nung nóng bột sắt với lưu huỳnh là hiện tượng hóa học vì có sự tạo thành chất mới màu xám.

Fe + S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}FeS

c) Một lá đồng bị nung nóng là hiện tượng hóa học vì tạo thành chất mới màu đen (đồng oxit) lá đồng ban đầu là đồng màu đỏ.

Cu + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CuO

Câu 3.

Khi quan sát một hiện tượng hóa học, ta dựa vào sự xuất hiện những chất mới sinh ra, ta có thể dự đoán đó là hiện tượng hóa học. Hiện tượng chứng tỏ có chất mới xuất hiện là: sự biến đổi màu sắc, sự xuất hiện những chất có trạng thái vật lí khác ban đầu (như có chất kết tủa, hoặc chất khí bay hơi,…)

Câu 4.

Thí nghệm thứ nhất: Biến đổi vật lý vì không tạo chất mới.

Thí nghiệm thứ hai: Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là chất khí (khí cacbonic).

Thí nghiệm thứ ba: Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là chất khí (khí cacbonic làm đục nước vôi trong)

Câu 5.

a) Natri + nước → natri hidroxit + hidro

b) Sắt (II) clorua + bạc nitrat → bạc clorua + sắt (II) nitrat

Câu 6.

Sắt + khí oxi → sắt từ oxit

Chất tham gia: sắt và khí oxi

Chất tạo thành: sắt từ oxit

Câu 7.

a) Muốn phản ứng hóa học xảy ra:

Những chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.

Có nhiệt độ thích hợp, có trường hợp cần chất xúc tác.

b) Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là:

Nhiệt độ của các chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng khi tăng nhiệt độ và ngược lại.

Độ đậm đặc của dung dịch chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng nếu độ đậm đặc của dung dịch tăng. Ngược lại

Kích thước của các chất rắn phản ứng: kích thước của các chất rắn càng nhỏ (tức là diện tích tiếp xúc càng lớn) thì tốc độ phản ứng hóa học càng tăng. Ngược lại.

Câu 8. Kẽm + axit nitric → Muối nitrat + khí nito (IV) oxit

Câu 9.

Phương trình hóa học bằng chữ: Lưu huỳnh + oxi → lưu huỳnh đioxit

Phương trình hóa học: S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} SO2

Câu 10. Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mAgNO3 + mNaCl = mAgCl + mNaNO3

=> mAgCl = mAgNO3 + mNaCl - mNaNO3 = 11,7 + 34 - 17 = 28,7 gam

Câu 11. Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mM + mO2 = mCO2 + mH2O

=> mM = mCO2 + mH2O - mO2 => 4,4 + 3,6 - 6,4 = 1,6 gam

Câu 12. Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mMg + mHCl = mMgCl2 + mH2

= > mMgCl2 = mMg + mHCl - mH2 => mMgCl2 = 10,95 + 3,6 - 0,6 = 13,95 gam

Câu 13. C

Câu 14. C

Câu 15.

a) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

b) CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

c) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d) BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2

Câu 16.

a) 3AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + 3KNO3

b) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

c) Pb(OH)2 + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O

d) Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

Câu 17.

a) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 +3H2O

b) H3PO4 +3KOH → K3PO4 +3H2O

c) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Câu 18.

a) 2H2 + O2 → 2H2O

b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

c) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

d) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + CuCl2

Câu 19.

a) Phương trình hóa học:

4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4CO2

b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mCO + mFe3O4 = mFe + mCO2

=> mFe3O4 = mFe + mCO2 - mCO = 16,8 + 17,6 - 11,2 = 23,2 gam

c) Phương trình hóa học

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mCaCO3= mCa(OH)2 + mCO2 - mH2O = 17,6 + 29,6 - 7,2 = 40 gam

Câu 20. Hiện tượng hô hấp là hiện tượng hóa học vì đã có phản ứng hóa học để chuyển máu đỏ sẫm thành màu đỏ tươi. Sơ đồ phản ứng như sau:

Hb + O2 → HbO2

III. Bài tập vận dụng tự luyện có đáp án 

Câu 1. Hòa tan 3,6 gam Magie Mg vào 10,95 gam axit clohidric HCl thu được magie clorua MgCl2 và 0,6 gam khí hidro H2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng

b) Tính khối lượng MgCl2 tạo thành sau phản ứng

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b) Theo định luật bảo toàn khối lượng mMg + mHCl = mMgCl2 + mH2

⇒ mMgCl2 = mMg + mHCl − mH2

⇔ mMgCl2 = 3,6 + 10,95 − 0,6 = 13,95 gam

Câu 2. Hòa tan 5,3 gam natri cacbonat Na2CO3 vào dung dịch axit clohidric HCl thu được lần lượt 5,85 gam natri clorua NaCl; 0,9 gam nước H2O và 2,2 gam khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng

b) Tính khối lượng axit hidric HCl đã sử dụng trong phản ứng

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a)

Phương trình hóa học 

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

b)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 

mNa2CO3 + mHCl = mNaCl + mH2O + mCO2

⇒ 5,3 + mHCl = 5,85 + 0,9 + 2,25,3 + mHCl = 5,85 + 0,9 + 2,2

⇒ 5,3 + mHCl = 8,955,3 + mHCl = 8,95

⇒ mHCl = 8,95−5,3 = 3,65 gam

Câu 3. Đốt cháy 3,25 gam kim loại kẽm Zn trong không khí thu được 4,05 gam kẽm oxit. Biết rằng kẽm phản ứng với khí oxi khi đốt cháy trong không khí.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng

b) Tính khối lượng oxi đã phản ứng với kẽm thí nghiệm trên.

c) Biết khi đốt cháy 6,5 gam kẽm trong 1,6 gam khí oxi thu được 7,29 gam kẽm oxit. Tính hiệu suất của phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

2Zn + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2ZnO (1)

b)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có;

mZn + mO2 = mZnO

⇒ mO2 = mZnO − mZn ⇒ mO2 = mZnO − mZn

⇒ mO2 = 4,05 − 3,25 = 0,83 (g)

c)

Theo bài ra, ta có:

nZnO = 7,29/81 = 0,09

Theo (1)

nZn pư = nZnO =0,09 (1)

⇒mZn pư = 0,09.65 = 5,85 gam

Hiệu suất phản ứng

⇒ H = mZnpư/mZnbđ.100% = 5,85/6,5.100% = 90%

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a) Lập phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

c) Thể tích khí oxi đã dùng (đktc)?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Phương trình hóa học Zn trong oxi thu được ZnO

a) Phương trình hóa học:

2Zn + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}2ZnO (1)

Số mol Zn là: nZn = 13/65 = 0,2 mol

b) Phương trình phản ứng: 2Zn + O2 → 2ZnO (1)

Tỉ lệ theo phương trình: 2mol → 1mol → 2mol

Phản ứng:                      0,2mol ? mol      ? mol

nZnO =nZn = 0,2 mol => mZnO = 0,2 . (65 + 16) = 16,2 gam

c) Số mol khí O2 đã dùng là: nO2 = 0,2.1/2 = 0,1mol

=> Thể tích O2 là: V = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Câu 5. Biết rằng 4,6 gam một kim loại M (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 2,24 lit khí clo (ở đktc) theo sơ đồ phản ứng:

M + Cl2 → MCl

a) Xác định tên kim loại M

b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Số mol Cl2 cần dùng là:

nCl2 = V/22,4 = 2,24/22,4 = 0,1 mol

Phương trình hóa học: 2M + Cl2 → 2MCl

Tỉ lệ theo phương trình: 2mol 1mol 2 mol

?mol 0,01 mol

Từ phương trình hóa học, ta có:

nM = 2.nCl2 = 2.0,1 = 0,2 mol

=> Khối lượng mol nguyên tử của R là:

MM = mM/nM= 4,6/0,2 = 23 g/mol

=> M là natri (Na)

V. Bài tập củng cố

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 13,5 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Al + HCl → AlCl3 + H2

a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính thể tích (ở đktc) của khí H2 sinh ra.

c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.

d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.

Câu 2. Đốt cháy 16,8 gam Fe trong khí Oxi vừa đủ thì thu được Fe2O3. Cho toàn bộ lượng Fe2O3 tạo thành sau phản ứng này tác dụng với m (g) H2SO4.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong bài

b) Tìm thể tích khí Oxi để đốt cháy lượng sắt trên

c) Tìm khối lượng muối thu được sau phản ứng

Câu 3. Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.

Câu 4. Cho dung dịch chứa 0,2 mol NaOH phản ứng với dung dịch chứa 0,3 mol HCl thu được dung dịch A. Tính tổng khối lượng chất tan trong dung dịch A. Biết phương trinh phản ứng hóa học

NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Câu 5. Cho dung dịch chứa 0,2 mol NaOH phản ứng với dung dịch chứa 0,3 mol HCl thu được dung dịch A. Tính tổng khối lượng chất tan trong dung dịch A.

Biết phương trình hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Câu 6. Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là bao nhiêu?

.......................

Trên đây VnDoc giới thiệu tới các bạn Bài tập Hóa 8 Chương 2: Phản ứng hóa học. Hy vọng với 20 câu hỏi bài tập và các dạng bài tập xuất hiện trong Hóa 8 chương 2 sẽ giúp củng cố, ôn luyện cho các em cũng như chuẩn bị cho các bài kiểm tra. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo Hóa học 8; Giải bài tập Hóa học 8; Giải SBT Hóa 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
8 32.125
Sắp xếp theo

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm