Bài tập Đại từ lớp 5 có đáp án

Bài tập về Đại từ - Đại từ xưng hô gồm phần lý thuyết đầy đủ, ngắn gọn, cùng phần bài tập đa dạng theo nhiều cấp độ (có đáp án chi tiết) về phần đại từ, đại từ xưng hô. Mời các bạn tham khảo.

I. Lý thuyết Đại từ lớp 5

- Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

- Đại từ xưng hô, đại từ xưng hô điển hình: là đại từ dùng để xưng hô, là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.

- Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:

  • Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta...
  • Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu...
  • Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó...

- Đại từ dùng để hỏi: Ai? Gì? Nào? Bao nhiêu?...

- Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế...

Lưu ý:

(1) Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể:

  • Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT.
  • Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT.

(2) Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT:

  • Chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc: ông, bà ,anh, chị, em, con, cháu...
  • Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư...

Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, DT chỉ chức vụ - nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó.

  • VD1: Cô của em dạy Tiếng Anh (Cô là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc)
  • VD2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người (Cô là DT chỉ đơn vị ).
  • VD3 : Cháu chào cô ạ ! (cô là đại từ xưng hô)

II. Bài tập về Đại từ lớp 5

Câu 1: Gạch chân dưới các đại từ có trong đoạn văn, đoạn thơ sau:

a) Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

(theo Tố Hữu)

b) Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…

(theo Duy Khán)

c) Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Truyện ngụ ngôn)

Câu 2: Viết lại các câu văn sau bằng cách sử dụng đại từ để tránh lỗi lặp từ trong câu:

a) Con mèo đen đang nằm phơi nắng trên sân, bóng con mèo đen như hòa làm một với bộ lông, tạo thành một cục bông đen tròn.

b) Dì Na vừa về đến cổng, cu Tí đã chạy ra đón dì Na ngay.

c) Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng cái bàn gỗ vẫn còn dùng được.

Câu 3: Chọn đại từ thích hợp để điền vào (...):

a) Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ (...) đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.

b) Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và (...) rất tự hào về sản phẩm của mình.

Câu 4: Chọn các đại từ xưng hô thích hợp để thay thế cho từ “Ngọc Mai” trong đoạn văn sau:

Ngọc Mai là một học sinh chăm ngoan. Ở lớp, lúc nào Ngọc Mai cũng chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Ngọc Mai cũng năng nổ phát biểu và đặt câu hỏi trong giờ học. Lúc nào, Ngọc Mai cũng chăm chỉ làm bài tập về nhà, và hoàn thành các dặn dò của thầy cô. Nếu gặp bài tập khó, Ngọc Mai sẽ hỏi chị gái hoặc bố để có thể hiểu bài. Cuối tuần, Ngọc Mai thường đạp xe lên thư viện để đọc các tác phẩm văn học thiếu nhi hay. Nhờ vậy, thành tích học tập của Ngọc Mai lúc nào cũng dẫn đầu cả lớp.

Câu 5: Gạch chân dưới các đại từ trong các câu dưới đây, và cho biết các đại từ đó có chức năng ngữ pháp gì?

  1. Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi!
  2. Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất?
  3. Cô giáo đang khen ngợi em trước cả lớp trong giờ Ngữ Văn.
  4. Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả.

Câu 6: Thay những từ được gạch chân trong các câu sau bằng các đại từ để tránh lỗi lặp từ trong câu.

  1. Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay bà Lanlại lau nhà tiếp.
  2. Chị Mai mua một chiếc lọ, rồi cuối ngày, chị Maighé cửa hàng mua một bó hồng nhung.
  3. Chú chó sung sướng vẫy đuôi nhìn hình ảnh chính chú chóđược phản chiếu trong gương.
  4. Thằng Tí vừa về đến nhà nhưng một lát sau thằng Tílại chạy đi ngay.

Câu 7: Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau, rồi xếp các từ đó vào bảng dưới.

Cái Lan chạy sang nhà Hoa, đứng ở ngoài cửa nói vọng vào:

- Sao giờ này cậu vẫn còn ngồi đây? Vào thay áo quần nhanh lên để đi sinh nhật Mi.

- Ơ, tớ tưởng 7 giờ tối mới bắt đầu mà? - Lan nghi ngờ.

- Trời ạ, thế cậu không định đi mua quà cho nó hả? - Lan hỏi lại.

Nghe nói vậy, Hoa vội bật dậy, lao vào nhà, vừa đi vừa nói vọng ra:

- Cậu chờ tớ chút, rồi chúng mình cùng đi!

Đại từ chỉ ngôi thứ nhất

Đại từ chỉ ngôi thứ 2

Đại từ chỉ ngôi thứ 3

Câu 8: Gạch chân dưới các đại từ có trong các câu sau, cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào?

  1. Buổi sáng Hùng sang nhà bà nội chơi, đến tối bạn ấy sẽ về nhà để làm bài tập.
  2. Con Vện đang hì hục tìm cục xương mà nó đã giấu trong góc vườn ngày hôm qua.
  3. Cô Tư hì hục nấu nồi canh chua vì đã hứa với các con của mình là sẽ nấu cho chúng vào hôm nay.
  4. Hùng, Dũng, Nam cùng nhau đi mua một món quà, rồi họ đi đến tiệc sinh nhật của bạn Hoa.

Câu 9: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:

  1. Tôi đang học bài thì Nam đến.
  2. Người được nhà trường biểu dương là tôi.
  3. Cả nhà rất yêu quý tôi.
  4. Anh chị tôi đều học giỏi.
  5. Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Câu 10: Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:

Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc:

(1) - Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?

(2) - Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói.

(3) - Tớ cũng thế.

Câu 11: Đọc các câu sau:

Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra.

Sói trả lời:

- Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy?

(Theo Lép Tôn- xtôi)

a) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên.

b) Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại:

- Đại từ xưng hô điển hình.

- Danh từ lâm thời làm đại từ xưng hô.

Câu 12: Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại:

Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.

Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.

- Nam ơi! Cậu được mấy điểm?

- Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?

- Tớ cũng được 10 điểm.

Câu 13: Đặt một câu có đại từ xưng hô. Trong đó em là người nói, em gái (hoặc em trai) là người nghe.

Câu 14: Đặt câu có dùng danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô (nhớ gạch chân dưới đại từ đó)

M: -Thưa cụ, cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

(1) Nói với người vai trên:..........................

(2) Nói với người vai dưới:.........................

Để xem Đáp án, vui lòng tải tài liệu về máy!

—-------------------------------------------------

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Đánh giá bài viết
385 148.676
Sắp xếp theo

    Luyện từ và câu lớp 5

    Xem thêm
    Chỉ từ 79.000đ trải nghiệm VnDoc không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên VnDoc với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Tải nhanh tài liệu Bài tập Đại từ lớp 5 có đáp án Tài liệu này không áp dụng tải nhanh miễn phí cho thành viên gói Pro