Bài tập mẫu hàm Vlookup

Bài tập thực hành hàm Vlookup

Hàm Vlookup là một hàm rất phổ biến trong excel. Để thành thạo cách dùng hàm này, bạn phải thường xuyên luyện tập làm các bài tập mẫu. Với những bài toán mẫu chọn lọc về hàm Vlookup được chúng tôi tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn áp dụng cho các bài toán thực tế được chính xác hơn.

VLOOKUP là từ viết tắt của " tìm kiếm theo chiều dọc" là một công thức trong Microsoft Excel để tìm ra dữ liệu trùng khớp từ hai danh sách. Hàm Vlookup được ứng dụng rất nhiều trong thực tế như: Tra cứu thông tin nhân viên, tra cứu mã sản phẩm....

Mẫu bài tập hàm Vlookup

Bài tập thực hành hàm vlookup

Hàm Vlookup hay còn gọi hàm điều kiện trong excel là hàm tìm kiếm giá trị dựa trên điều kiện từ bảng dữ liệu có sẵn và cách tìm kiếm theo cột dọc của bảng tính. Cần phân biệt về cách sử dụng giữa 2 hàm Vlookup trong excel và Hlookup. Hàm Vlookup là hàm tìm kiếm giá trị “ theo hàng ngang”, còn với Hlookup tìm kiếm giá trị “ theo hàng dọc”.

Cú pháp của hàm Vlookup trong excel:

=vlookup([lookup_value), [table_arry],[col_index_num],[range_lookup])

Trong đó:

  • lookup_value: là điều kiện tìm kiếm
  • table_arry: là vùng tìm kiếm
  • col_index_num: là cột chứa giá trị tìm kiếm
  • range_lookup: là kiểu tìm kiếm 0 hoặc 1. Nên sử dụng 0 sẽ cho các bạn kết quả tìm kiếm đúng nhất.

Việc vận dụng linh hoạt hàm vlookup trong excel có thể có thể mang lại hiệu quả tìm kiếm tốt khi bạn thực hiện trên những bảng tính có dữ liệu lớn.

Bạn cũng có thể sử dụng hàm Vlookup kết hợp hàm If được xem là bộ đôi quyền lực không thể thiếu mỗi khi thao tác trên nhiều bảng tính thỏa mãn các điều kiện khác nhau hỗ trợ đắc lực cho bạn các công việc tính toán, việc kết hợp hàm Vlookup và hàm If cũng khá đơn giản nếu bạn đã quen dùng exel.

Câu hỏi:

Câu 1: Căn cứ vào 3 ký tự bên trái và 2 ký tự bên phải của Mã SP trong Bảng 1, hãy tra trong Bảng 2 để điền giá trị cho cột Tên Hàng - Tên Hãng Sản Xuất.

Ví dụ: KD-NĐ tức là gạo Khang Dân - Nam Định

Câu 2: Hãy điền Đơn Giá cho mỗi mặt hàng dựa vào Mã SP ở Bảng 1 và tra ở Bảng 2.

Câu 3: Tính Thành Tiền = Số Lượng * Đơn Giá.

CÁC LỖI PHỔ BIẾN THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG HÀM VLOOKUP

1. Lỗi #N/A

Lỗi xảy ra nếu hàm Vlookup không tìm thấy lookup_value phù hợp.

Nguyên nhân gây ra lỗi phụ thuộc vào đối số [range_lookup] được cung cấp:

- Nếu [range_lookup] = TRUE (hoặc bỏ qua) - lỗi #N/A được tạo ra nếu giá trị nhỏ nhất trong cột bên tay trái của table_array lớn hơn lookup_value được cung cấp.

Lỗi # N/A cũng có thể xuất hiện trong trường hợp nếu cột bên trái của table_array không theo thứ tự tăng dần.

- Nếu [range_lookup] = FALSE - lỗi #N/A có thể là do lookup_value không được tìm thấy trong cột đầu tiên của table_array.

Nếu vẫn không hiểu lý do tại sao lại bị lỗi hàm Vlookup khi sử dụng hàm Vlookup này, bạn hãy thử cách sửa lỗi hàm Vlookup # N/A của Taimienphi.vn nhé.

2. Lỗi #REF!

Nguyên nhân : Đối số col_index_num được cung cấp lớn hơn số trong cột table_array được cung cấp.

Hoặc:

Công thức cố gắng tham chiếu các ô không tồn tại. Điều này có thể do lỗi tham chiếu khi Vlookup được sao chép vào các ô khác.

Nếu cần trợ giúp thêm về lỗi hàm Vlookup này, bạn có thể truy cập trang Vlookup #REF!

3. Lỗi #VALUE!

Nguyên nhân : Đối số col_index_num được cung cấp nhỏ hơn 1 hoặc không phải là số

Hoặc:

Đối số [range_lookup] được cung cấp là giá trị không phải là số và không bằng TRUE hoặc FALSE.

4. Lỗi Các Giá Trị Giống Nhau Nhưng Excel Nghĩ Khác

Để kiểm tra nhanh xem nếu 2 giá trị bằng nhau, sử dụng toán tử “=”. Trong ví dụ này thêm một dấu cách sau “Chocolate” trong ô D2. Vì vậy mặc dù giá trị trong ô A2 và D2 trông có vẻ giống nhau, đều là “Chocolate”, nhưng giá trị thực sự trong ô D2 là “Chocolate “. Vì thế mà giá trị 2 ô không bằng nhau.

Cách kiểm tra: Nếu nghi ngờ, chỉ cần sử dụng toán tử = để nhanh chóng kiểm tra xem các giá trị có bằng nhau không. Giá trị trả về là TRUE, tức là Excel cho rằng các giá trị đó bằng nhau, và cho phép hàm Vlookup làm việc.

Đánh giá bài viết
1 3.947
Sắp xếp theo

Tài liệu học Excel

Xem thêm