Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Ngữ văn lớp 10

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Ngữ văn

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Ngữ văn lớp 10 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là nội dung ôn tập trong thời gian các bạn nghỉ ở nhà, các bạn dựa vào đó để tự rèn luyện đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo

1. Lập dàn ý chi tiết thuyết minh về:

- Tác giả Nguyễn Trãi

Tham khảo: Tác giả Nguyễn Trãi

- Tác giả Nguyễn Du

Tham khảo: Thuyết minh tác giả Nguyễn Du

2. Đọc và tóm tắt truyện: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.

3. Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.

NỘI DUNG TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN 10/2

ÔN TẬP ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN& NLXH

A. LÝ THUYẾT

I. Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt

Nhận diện qua mục đích giao tiếp

1

Tự sự

Trình bày, kể lại diễn biến sự việc

2

Miêu tả

Tái hiện trạng thái, sự vật, con người

3

Biểu cảm

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

4

Nghị luận

Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…

5

Thuyết minh

Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp…

6

Hành chính- công vụ

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người.

II. Biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ

Hiệu quả nghệ thuật (tác dụng nghệ thuật)

1. So sánh

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.

2. Ẩn dụ

Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

3. Nhân hóa

Làm cho đối tượng không phải người hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng, tính cách và có hồn như con người.

4. Hoán dụ

Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

5. Điệp

Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.

6. Nói giảm

Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng.

7. Nói quá

Tô đậm ấn tượng về sự vật, sự việc được nói đến.

8. Câu hỏi tu từ

Nhằm bộc lộ cảm xúc …

9. Đảo ngữ

Nhấn mạnh, gây ấn tượng về sự vật, sự việc nói đến.

10. Đối

Tạo sự cân đối cho lời nói, câu văn.

11. Im lặng (…)

Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

12. Liệt kê

Diễn tả cụ thể, toàn điện sự việc, sự vật.

III. Phong cách ngôn ngữ:

Phong cách ngôn ngữ

Đặc điểm nhận diện

1

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân.

- Gồm các dạng chuyện trò, nhật kí, thư từ…

2

Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn)

Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

3

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.

4

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…

5

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.

6

Phong cách ngôn ngữ hành chính

Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội (giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, nhân dân với các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…)

IV. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản)

Các phép liên kết

Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ

Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước.

Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa)

Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

Phép thế

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.

Phép nối

Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với câu trước.

V. CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN

1/Dạng câu hỏi: viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng nhận xét tư tưởng/ quan điểm/ thái độ/ tình cảm của tác giả trong văn bản. Cách viết như sau:

- Dẫn câu chủ đề của đoạn văn, sau đó trả lời cảm nhận … Tình cảm gì?/tư tưởng gì?/ quan điểm/ thái độ như thế nào?

- Nhận xét: Thể hiện như thế nào? (chân thật/ chân thành/ sâu sắc…). Tác động đến người đọc ra sao? (khơi gợi cho ta những tình cảm, cảm xúc gì? Khiến cho tâm hồn ta như thế nào?

2/ Hình thức trình bày đoạn văn

a. Hình thức lập luận diễn dịch: Là quá trình lập luận đi từ khái quát đến cụ thể, câu chủ đề đứng ở đầu đoạn chứa nội dung khái quát là hạt nhân ý nghĩa của toàn đoạn. Các câu sau triển khai mở rộng ý nghĩa của câu chủ đề.

Ví dụ:Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này(1). Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ rộng như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”(2) (Hoài Thanh).

Mô hình đoạn văn: Câu (1) nêu ý khái quát về sự phong phú trong thơ ca Việt Nam ở thời đại này. Câu (2) câu cuối triển khai cụ thể, mở rộng ý của câu đầu: sự xuất hiện nhiều hồn thơ khác nhau.

b. Hình thức lập luận quy nạp:Trái với diễn dịch, quy nạp là quá trình lập luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ sự quan sát nghiên cứu các hiện tượng cụ thể riêng biệt đơn nhất đến những kết luận tổng quát, từ ý nhỏ đến ý lớn, từ cụ thể đến khái quát, từ luận chứng cụ thể suy ra nguyên tắc, nguyên lý phổ biến. Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn.

Ví dụ:Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu (1). Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy”(2) (Hồ Chí Minh).

Mô hình đoạn văn: Câu đầu (1) triển khai ý cụ thể về trình độ của đồng bào ta…, điều kiện giấy mực, người lính đánh giặc, người dân đi làm không cho phép viết dài, in dài, xem lâu. Câu cuối (2) nêu ý khái quát: vì vậy nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy.

c. Hình thức lập luận tổng – phân - hợp: Là cách trình bàycâu đầu nêu ý tổng quát, sau đó các câu tiếp theo phân tích cụ thể ý câu đầu, câu cuối cùng kết lại tổng hợp khái quát ý của các câu trên.

B. LUYỆN TẬP

I. Biện pháp tu từ: Xác định các biện pháp tu từ trong các câu sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của chúng.

a) Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(“Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên )

b) Bỏ nhà lũ trẻ lõ xõ chạy

Mất ổ đàn chim dáo dát bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

c)“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

(“Thương vợ”_Trần Tế Xương)

d)Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

e)“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”)

(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mạc Tử)

II. Phong cách ngôn ngữ: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Bài tập 1:

Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.

Đó là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù cho chúng có mạnh tới đâu.

Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Bài học về xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân – nông dân – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Hồ Chí Minh vĩ đại.

Bài học về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

(Trích Diễn văn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại lễ Mittinh, diễu binh, diễu hành kỉ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 – 7/5/2014)

Câu hỏi: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Bài tập 2: “Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi, hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”.

Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn nạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu tới vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-la, bất chấp những nguy cơ có thể xảy ra.

Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.

Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này”.

(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)

Câu hỏi: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Bài tập 3:Nhà di truyền học lấy một tế bào của ác sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước bọt dính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế bào. Sau đó, ông tiến hành động tác tương tự với một số tế bào máu của nghi phạm. Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phân tích. Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch sọc (giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn nhân”.

(Nguồn: Le Ligueur, 27 tháng 5 năm 1998)

Câu hỏi: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

III. Phương thức biểu đạt: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Bài tập 1:

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.

(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

Câu hỏi: Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là phương thức nào?

Bài tập 2: “Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặt cái quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!

(Chí Phèo- Nam Cao )

Câu hỏi: Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên?

Bài tập 3: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.

(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)

Câu hỏi: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

IV. Các phép liên kết: Đọc kỹ các đoạn văn sau và xác định các phép liên kết được sử dụng:

Bài tập:

Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa .

(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)

V. Viết đoạn văn

Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

(Trích Con cò – Chế Lan Viên)

Câu hỏi. Nêu ý nghĩa triết lý mà tác giả khái quát ở hai dòng thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” (Khoảng 5 – 7 dòng).

Bài tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Tôi là viên đá mọn không tên
Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên
Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng.
Tôi yêu bản hùng ca không tắt
Mà lời ca sang sảng những tên người
Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi
Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng.
Phan Đình Giót như một hòn núi lớn
Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai
La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay
Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới.
Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi
Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du
Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu
Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo

(Vương Trùng Dương)

Câu hỏi: Từ những tấm gương Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu… Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh.

Bài tập tự kiểm tra ở nhà Ngữ văn 10

Câu 1. Đọc - hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Phố của ta
Phố nghèo của ta
Những giọt nước sa
Trên cành thánh thót
Lũ trẻ lên gác thượng
Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng
Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù

Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.

(Trích “Phố ta”, Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học 2002)

1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên? Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?

2. Theo anh (chị) những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích gợi lên điều tươi sáng, tốt đẹp?

3. Tìm và nếu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh (chị)? Vì sao?

Phần 2: Làm văn (7 điểm)

Hãy thuyết minh về một món ăn mà anh (chị) yêu thích

Tài liệu vẫn còn mời các bạn tải về tham khảo

Trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch viêm phổi cấp gây nên, các bạn học sinh cũng cần ôn tập để không xao nhãng việc học. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 10 tự ôn luyện tại nhà để ghi nhớ kiến thức, VnDoc giới thiệu Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Ngữ văn lớp 10. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 10 đồng thời chuẩn bị bài tốt hơn để chuẩn bị cho những bài học sắp tới.

.........................................

Ngoài Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
3 3.705
Sắp xếp theo

Soạn văn 10 sách mới

Xem thêm