Bài tập toán lớp 6: Tìm chữ số tận cùng

Bài tập toán lớp 6: Tìm chữ số tận cùng

Bài tập toán lớp 6: Tìm chữ số tận cùng trình này giới thiệu một số tính chất và phương pháp giải bài toán tìm chữ số tận cùng. Tài liệu bao gồm các ví dụ cụ thể có lời giải chi tiết, cùng các bài tập tự luyện nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây là một tài liệu học tập rất hay mà VnDoc xin gửi đến các bạn tham khảo và học tập.

Bài tập về tìm chữ số tận cùng

Bài tập toán lớp 6 - Các dạng bài tập cơ bản về số tự nhiên

TÌM CHỮ SỐ TẬN CÙNG

Tìm chữ số tận cùng của một số tự nhiên là dạng toán hay. Đa số các tài liệu về dạng toán này đều sử dụng khái niệm đồng dư, một khái niệm trừu tượng và không có trong chương trình. Vì thế có không ít học sinh, đặc biệt là các bạn lớp 6 và lớp 7 khó có thể hiểu và tiếp thu được.

Qua bài viết này, tôi xin trình bày với các bạn một số tính chất và phương pháp giải bài toán "tìm chữ số tận cùng", chỉ sử dụng kiến thức THCS.

Chúng ta xuất phát từ tính chất sau:

Tính chất 1:

a) Các số có chữ số tận cùng là 0, 1, 5, 6 khi nâng lên lũy thừa bậc bất kì thì chữ số tận cùng vẫn không thay đổi.

b) Các số có chữ số tận cùng là 4, 9 khi nâng lên lũy thừa bậc lẻ thì chữ số tận cùng vẫn không thay đổi.

c) Các số có chữ số tận cùng là 3, 7, 9 khi nâng lên lũy thừa bậc 4n (n thuộc N) thì chữ số tận cùng là 1.

d) Các số có chữ số tận cùng là 2, 4, 8 khi nâng lên lũy thừa bậc 4n (n thuộc N) thì chữ số tận cùng là 6.

Việc chứng minh tính chất trên không khó, xin dành cho bạn đọc. Như vậy, muốn tìm chữ số tận cùng của số tự nhiên x = am, trước hết ta xác định chữ số tận cùng của a.

  • Nếu chữ số tận cùng của a là 0, 1, 5, 6 thì x cũng có chữ số tận cùng là 0, 1, 5, 6.
  • Nếu chữ số tận cùng của a là 3, 7, 9, vì am = a4n + r = a4n.ar với r = 0, 1, 2, 3 nên từ tính chất 1c => chữ số tận cùng của x chính là chữ số tận cùng của ar.
  • Nếu chữ số tận cùng của a là 2, 4, 8, cũng như trường hợp trên, từ tính chất 1d => chữ số tận cùng của x chính là chữ số tận cùng của 6.ar.

Bài toán 1: Tìm chữ số tận cùng của các số:

a) 799 b) 141414 c) 4567

Lời giải:

a) Trước hết, ta tìm số dư của phép chia 99 cho 4:

99 - 1 = (9 - 1)(98 + 97 + ... + 9 + 1) chia hết cho 4

=> 99 = 4k + 1 (k thuộc N) => 799 = 74k + 1 = 74k.7

Do 74k có chữ số tận cùng là 1 (theo tính chất 1c) => 799 có chữ số tận cùng là 7.

b) Dễ thấy 1414 = 4k (k thuộc N) => theo tính chất 1d thì 141414 = 144k có chữ số tận cùng là 6.

c) Ta có 567 - 1 chia hết cho 4 => 567 = 4k + 1 (k thuộc N)

=> 4567 = 44k + 1 = 44k.4, theo tính chất 1d, 44k có chữ số tận cùng là 6 nên 4567 có chữ số tận cùng là 4.

Tính chất sau được => từ tính chất 1.

Tính chất 2: Một số tự nhiên bất kì, khi nâng lên lũy thừa bậc 4n + 1 (n thuộc N) thì chữ số tận cùng vẫn không thay đổi.

Chữ số tận cùng của một tổng các lũy thừa được xác định bằng cách tính tổng các chữ số tận cùng của từng lũy thừa trong tổng.

Bài toán 2: Tìm chữ số tận cùng của tổng S = 21 + 35 + 49 + ... + 20048009.

Lời giải:

Nhận xét: Mọi lũy thừa trong S đều có số mũ khi chia cho 4 thì dư 1 (các lũy thừa đều có dạng n4(n - 2) + 1, n thuộc {2, 3, ..., 2004}).

Theo tính chất 2, mọi lũy thừa trong S và các cơ số tương ứng đều có chữ số tận cùng giống nhau, bằng chữ số tận cùng của tổng:

(2 + 3 + ... + 9) + 199.(1 + 2 + ... + 9) + 1 + 2 + 3 + 4 = 200(1 + 2 + ... + 9) + 9 = 9009.

Vậy chữ số tận cùng của tổng S là 9.

Đánh giá bài viết
65 18.639
Sắp xếp theo

Toán lớp 6 - Giải Toán 6 Kết nối

Xem thêm