Bài tập Toán lớp 6: Trung điểm của đoạn thẳng

Bài tập Trung điểm của đoạn thẳng lớp 6

Bài tập Hình học lớp 6: Trung điểm của đoạn thẳng gồm các dạng bài tập hình học Chương 1 lớp 6 về trung điểm giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán lớp 6. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

I. Bài tập cơ bản Trung điểm của đoạn thẳng lớp 6

Bài 1: Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB, biết AM = 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng MB

Bài 2: Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng MN, biết ON = 7cm. Tính độ dài đoạn thẳng MO

Bài 3: Vẽ đoạn thẳng AB = 18cm, có O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính OA và OB

Bài 4: Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MN, biết NM = 20cm. Tính MI và NI

Bài 5: Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng AB, biết AO = 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB

Bài 6: Trên đường thẳng xy lấy hai điểm A và B. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB, biết AB = 12 cm. Tính MA, MB

Bài 7: Lấy đoạn thẳng AB = 15cm . Trên đường thẳng xy lấy điểm O sao cho B là trung điểm của AO. Tính BO, AO

Bài 8: Vẽ hai tia Ox, Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ox, B thuộc Oy sao cho OA = OB . Điểm A là gì của đoạn thẳng AB.

Bài 9: Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự ấy sao cho AB = BC. Điểm B là gì của đoạn thẳng AC? Cho AC = 24 cm tính BA , BC

Bài 10: Vẽ hai tia Ox, Oy đối nhau . Lấy A thuộc Ox, B thuộc Oy sao cho OA = OB và AB = 50 cm

Bài 11: Vẽ đoạn thẳng AB = 30 cm có điểm O là nằm giữa hai điểm A và B sao cho AB = 2OA

1) CMR: AO = OB.

2) O là trung điểm của đoạn thẳng AB. 3) tính OA và OB

Bài 12: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B soa cho MA = ½ AB . Điểm M là gì của đoạn thẳng AB . Biết AB = 40 cm. Tính MA ,MB

Bài 13: Vẽ đoạn thẳng AB và điểm I sao cho AI = ½ AB. Điểm I là gì của đoạn thẳng AB. Tính IA, IB Biết AB = 32 cm

Bài 14: Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A , B C theo thứ tự ấy sao cho AB = 5cm, AC = 20 cm. Tính BC? Gọi O là trung điểm của đoạn BC. Tính OB, OC

Bài 15: Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự ấy sao cho AB = 7cm, BC = 20 cm AC = 12cm. Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Gọi M là trung điểm của AB. Tính MA.

Bài 16: Cho ba điểm A,B,C thuộc đường thẳng xy với AC = 8 cm, CB = 6 cm, AB = 14 cm. Gọi M là trung điểm của BC. Tính MC

Bài 17: Lấy hai điểm M ,N trên đường thẳng xy sao cho MN = 8cm và O là trung điểm của đoạn thẳng MN. Lấy A thuộc xy sao cho NA = 4 cm và MA = 12 cm. Trong ba điểm A, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Bài 18: Cho CD = 8 cm điểm O thuộc CD. Gọi M là trung điểm của OC, N là trung điểm của DO. Tính MN

Bài 19: Cho AB = 4 cm. Gọi O là trung điểm của AB. Trên tia OA lấy E, trên tia OB lấy F sao cho OE = OF = 3 cm. CMR O là trung điểm của EF và AE = BF

Bài 20: Cho điểm O thuộc đường thẳng xy. Trên Ox lấy A sao cho OA = 10 cm. Trên Oy lấy B sao cho OB = 12 cm. Gọi I là trung điểm của đoạn AB. Hỏi I nằm giữa A và O hay B và O

II. Dạng bài kiểm tra Trung điểm của đoạn thẳng - Toán 6

Bài 1: Cho C nằm giữa hai điểm điểm A và B điểm M nằm giữa hai điểm A và C điểm N nằm giữa hai điểm C và B

a) Tia CM trùng với tia nào? Tại sao?

b) Tia CN trùng với tia nào ? Tại sao?

c) Giải thích tại sao C nằm giữa hai điểm M và N

Bài 2: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 8cm , OB = 12cm. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của OA, OB

a) điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ? Tại sao ? Tính AB

b) điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không

c) điểm N có là trung điểm của đoạn thẳng AM không? Tại sao?

Bài 3: Trên tia Ax lấy lần lượt ba điểm B, C, D sao cho CD = 2BC = 4AB. Gọi I là trung điểm của đoạn BD

a) I có nằm giữa B và C không

b) Tính AI biết AD = 14cm

Bài 4 : Trên tia Im lấy M .N sao cho IN = 3cm , IM = 12cm. Gọi P là điểm nằm giữa M và N sao cho MP = ¼ MN

a) Kể tên các cặp tia đối nhau gốc M

b) Điểm M có nằm giữa hai điểm I và N không? Tại sao? Tính MN.

c) Tính MP, NP

d) Điểm P có là trung điểm của IN không? Tại sao

Bài 5: Cho hai điểm M, N thuộc tia Ox sao cho OM = 2cm ,ON = 5cm . Điểm P thuộc tia đối của tia Ox sao cho OP = 3cm

a) Điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không ? Tại sao? Tính MN.

b) So sánh MN và OP

c) Gọi I là trung điểm của OM. Tính IO và IP

d) Điểm I có là trung điểm của NP không tại sao?

Bài 6: Cho tia Ox lấy các điểm M; N thuộc Ox sao cho OM = 2 cm ; ON = 3 cm.Lấy các điểm A và B sao cho M là trung điểm của đoạn thẳng OA , N là trung điểm của đoạn thẳng OB

a) Điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không? Tại sao? Tính MN.

b) Tính OA; OB; AB

c) Chứng tỏ rằng A là trung điểm của đoạn thẳng MB.

Bài 7: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 2cm; OB = 6 cm

a) Trong ba điểm A;B;C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? Tính AB.

b) Gọi C và D lần lượt là trung điểm của OA và AB .. tính AD; CD

c) Lấy điểm E sao cho O là trung điểm của AE . Hỏi A có là trung điểm của BE không? Tại sao

Bài 8: Trên đường thẳng xy lấy điểm O. Trên Ox lấy điểm M sao cho OM = 2 cm . trên tia Oy lấy điểm N và P sao cho ON = 2cm và OP = a > 2 cm

a) Chứng tỏ rằng O là trung điểm của MN

a) Tìm giá trị của a để N là trung điểm của OP

Bài 9: Cho đoạn thẳng AB và điểm O nằm giữa hai điểm A và B .biết AO = ½ AB. Chứng tỏ rằng O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Đánh giá bài viết
21 5.422
Sắp xếp theo

    Toán lớp 6

    Xem thêm