Bài tập trắc nghiệm Địa lí 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bài tập trắc nghiệm Địa lí 12

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Bài tập trắc nghiệm Địa lí 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hay để giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Địa lí 12. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu 1: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm?

A. 1976

B. 1986

C. 1991

D. 2000

Câu 2: Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững?

A. Chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao

B. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế

C. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ

D. Cần có nhịp độ phát triển cao; có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ

Câu 3: cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng?

A. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng

B. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ

C. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ

D. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ

Câu 4: Trong những năm gần đây ngành đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là?

A. Công nghiệp

B. Dịch vụ

C. Lâm nghiệp

D. Nông nghiệp

Câu 5: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990- 2005 là?

A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh

B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu

C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vu đều phát triển ở trình độ cao

D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc

Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua?

A. Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm

B. Có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế

C. Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao

D. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đảm bảo phát triển bền vững

Câu 7: Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?

A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm

B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành

C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời

D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động

Câu 8: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là:

A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản

B. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi

C. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp

D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Câu 9: ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ơ khu vực II (công nghiệp – xây dựng)?

A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác

D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường

Câu 10: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do:

A. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viên thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…

B. Nước ta có điều kiện thuận lợi vè vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

C. Đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước

D. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục

Câu 11: Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là:

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

B. Kinh tế nhà nước

C. Kinh tế tập thể

D. Kinh tế tư nhân

Câu 12: Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai tro chủ đạo là:

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

B. Kinh tế nhà nước

C. Kinh tế ngoài nhà nước

D. Kinh tế tư nhân

Câu 13: Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do?

A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP

B. Nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia

C. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác

D. Có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước

Câu 14: Thành phần kinh tế nào có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm lớn nhất là?

A. Kinh tế Nhà nước

B. Kinh tế tập thể

C. Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể

D. Kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài

Câu 15: Trong qua trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là:

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đông Nam Bộ

Câu 16: Trong qua trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, hiện nay vùng có giá trọ sản xuất nong, lâm nghiệp và thủy sản lớn nhất nước ta là?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đông Nam Bộ

Câu 17: Đến năm 2016, số vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 18: Thành phố Cần Thơ được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm?

A. Phía Bắc

B. Miền Trung

C. Phía Nam

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 19: Tỉnh Tiền Giang được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm?

A. Phía Bắc

B. Miền Trung

C. Phía Nam

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 20: Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 17, giai đoạn 2000 -2007, GDP của nước ta tăng gần:

A. 1,6 lần

B. 2,6 lần

C. 3,6 lần

D. 4, lần

Câu 21: căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990-2007 diễn ra theo hướng?

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông- lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng

B. Tăng tỉ trọng khu vực nông- lâm – thủy sản, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng

C. Giữ nguyên tỉ trọng hai khu vực kinh tế

D. Giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông- lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng

Câu 22: căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng ở nước ta là?

A. Hải Phòng, Đà Nẵng

B. Biên hòa, Vũng Tàu

C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

D. Cần Thơ, Thủ Dầu Một

Câu 23: căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô là?

A. Trên 100 nghìn tỉ đồng

B. Từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng

C. Từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng

D. Dưới 10 nghìn tỉ đồng

Câu 24: căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các trung tâm kinh tế ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 25: căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô ( năm 2007) là:

A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nha Trang

B. Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha TRang

C. Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa

D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang , Thanh Hóa

Câu 26: căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, tính có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) thấp nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Bắc Giang

B. Phú Thọ

C. Quảng Ninh

D. Lào Cai

Câu 27: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, tính có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ là:

A. Tây Ninh

B. Bình Phước

C. Bình Dương

D. Đồng Nai

Câu 28: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Cầu Treo

B. Bờ Y

C. Lao Bảo

D. Cha Lo

Câu 29: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) của các tỉnh Bắc Trung Bộ là :

A. Dưới 6 triệu đồng

B. Từ 6 đến 9 triệu đồng

C. Từ 9 đến 12 triệu đồng

D. Từ 12 đến 15 triệu đồng

Câu 30: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu duy nhất ở vùng Tây Nguyên (năm 2007) là:

A. Cầu Treo

B. Bờ Y

C. Lao Bảo

D. Cha Lo

Câu 31: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) ở mức thấp nhất của nước ta (dưới 6 triệu đồng) đều phân bố ở:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 32: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu vực kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

A. Đinh An

B. Nhơn Hội

C. Phú Quốc

D. Năm Căn

Câu 33: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, những vùng nào ở nước ta không có khu vực kinh tế cửa khẩu (năm 2007)?

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam BỘ, đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng Bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 34: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Địa lí 12

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1B19C
2D20B
3C21A
4C22C
5D23D
6B24B
7D25D
8C26D
9C27A
10A28B
11A29B
12B30B
13B31A
14C32B
15D33D
16C34B
17B
18D


---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Địa lí 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Địa lý lớp 12, Lịch sử lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 5.533
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm