Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (Phần 2)

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 12

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (Phần 2), hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (Phần 2) vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 64 câu hỏi trắc nghiệm về môn Lịch sử lớp 12 bài 12 phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 phần 2. Bài viết cho thấy được sự phân hóa của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp công nhân ở Việt Nam, những thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam... Bài viết có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (Phần 2)

Câu 66. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hoá như thế nào?

A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu 67. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào?

A. Cỏ thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp.

B. Có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.

C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 68. Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành những bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta?

A. Bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.

B. Đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sàn thất nghiệp.

C. Câu A đúng, câu B sai.

D. Cả câu A, B đều đúng.

Câu 69. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?

A. Nông dân.

B. Tư sản dân tộc.

C. Địa chủ.

D. Công nhân.

Câu 70. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Tiểu tư sản.

D. Tư sản dân tộc.

Câu 71. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam?

A. Bị ba tầng áp bức bóc lột của để quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.

B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.

C. Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

D. Vừa ra đời đã thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào Cách mạng thế giới, nhất là cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa Mac - Lê nin.

Câu 72. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam?

A Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp tư sản dân tộc.

C. Giai cấp công nhân.

D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Câu 73. Giai cấp công nhân việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?

A. Giai cấp tư sản bị phá sản.

B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

C. Tầng lớp tiểu tư sàn bị chèn ép.

D. Thợ thủ công bị thất nghiệp.

Câu 74. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng việt Nam?

A. Giữa công nhân và tư sản.

B. Giữa nông dân và địa chủ.

C. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 75. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam?

A. Mâu thuần giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

B. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với đê quốc Pháp.

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nông dân với đế quốc Pháp.

Câu 76. Những thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là gì?

A. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.

B. Câu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân.

C. “Chia để trị".

D. Khủng bố, đàn áp nhân dân ta.

Câu 77. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chinh sách chính trị của Pháp ở Việt Nam là gì?

A Mua chuộc, lôi kéo địa chủ và tư bản người Việt.

B. Vua quan Nam Triều chỉ là bù nhìn, quyền lực trong tay người Pháp.

C. Thẳng tay đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

D. A, B, C đúng.

Câu 78. Giai cấp nào trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Tầng lớp đại địa chủ.

C. Tầng lớp tư sản mại bản.

D. Giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 79. Thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến đối với thực dân Pháp như thế nào?

A. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để chống tư sản dân tộc.

B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc đế chống Pháp khi bị chèn ép.

C. Sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.

D. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp khi bị cắt xén quyền lợi về kinh tế.

Câu 80. Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã:

A. Được thực dân Pháp dung dưỡng.

B. Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.

C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất.

D. Được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực cho chúng.

Câu 81. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương giai cấp nào bị phân hoá thành hai bộ phận, đó là giai cấp nào?

A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp công nhân.

C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến.

D. Giai cấp tư sản.

Câu 82. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp đó là đặc điểm của giai cấp nào?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Giai cấp tư sản.

C. Tầng lớp tư sản dân tộc.

D. Tầng lớp tư sản mại bản.

Câu 83. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng đó là gì?

A. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.

B. Có tinh thần yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm.

C. Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.

D. Điều kiện lao động và sinh sống tập trung.

Câu 84. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân?

A. Tiểu tư sản.

B. Công nhân.

C. Tư sản.

D. Địa chủ.

Câu 85. Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành bộ phận quan trọng của các mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta?

A. Vì bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.

B. Vì đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản thất nghiệp.

C. Có trình độ tri thức, có điều kiện tiếp thu những luồng tư tưởng mới.

D. Cả ba vấn đề trên.

Câu 86. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp.

D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

Câu 87. Những sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?

A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).

B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).

C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920).

D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.

Câu 88. Khi Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) thành lập ở Mát-xcơ-va vào tháng 2-1919. Lúc đó Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu?

A. Ở Anh.

B. Ở Pháp.

C. Ở Liên Xô.

D. Ở Trung Quốc.

Câu 89. Những sự kiện nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam?

A. Quốc tế Cộng sản được thành lập (2 - 1919).

B. Đảng Cộng sản Pháp ra đời (12 - 1920).

C. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (7 - 1921).

D. Tất cả các sự kiện trên.

Câu 90. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?

A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.

C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.

D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.

Câu 91. Phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng đó là:

A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.

B. Chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam kì.

C. Phong trào “Chấn hưng nội hoá”, “Bài trừ ngoại hoá”.

D. Thành lập đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.

Câu 92. Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?

A. Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.

B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.

C. Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.

D. Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.

Câu 93. Những tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên là tiền thân của tổ chức nào?

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Tân Việt Cách mạng đảng.

D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 94. Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) là:

A. "Chuông rè", "An Nam trẻ", "Nhành lúa.

B. "Tin tức, "Thời mới", "Tiếng dân".

C. "Chuông rè", "Tin tức", "Nhành lúa".

D. "Chuông rè", "An Nam trẻ", "Người nhà quê".

Câu 95. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?

A. Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.

B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả cụ Phan Bội Châu và đám tang cụ Phan Châu Trinh.

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc gởi yêu sách đến Hội Nghị Véc-xai.

D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.

Câu 96. Trần Dân Tiên viết: "việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như cánh chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân". Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó?

A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.

B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).

C. Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926).

D. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (6 - 1924).

Câu 97. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) cuối cùng bị thất bại?

A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.

B. Thực dân Pháp còn mạnh đủ khả năng đàn áp phong trào.

C. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị, tầng lớp tiểu tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh nên không thể lãnh đạo phong trào cách mạng.

D. Do chủ nghĩa Mác - Lê-nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

Câu 98. Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là:

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.

B. Đòi quyền lợi về chính trị.

C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.

D. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

Câu 99. Chọn địa danh đúng để điền vào câu sau dây:

Sang năm 1924, có nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xây xát gạo ở...

A. Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

B. Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.

C. Hải Phòng, Nam Định, Vinh.

D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá.

Câu 100. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).

B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).

C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (8 - 1925).

D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).

Câu 101. Sự kiện nào thể hiện: "Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam".

A. Bãi công của thợ máy xưởng đóng tàu Ba Son cảng Sài Gòn (8 - 1925).

B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7 - 1920).

C. Tiếng bom Sa Diện (Quảng Châu) của liệt sĩ Phạm Hồng Thái (6 - 1924).

D. Nguyễn Ái Quốc gởi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).

Câu 102. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Đầu tiên Bác đến nước nào?

A. Ngày 6-5-1911, tại Sài Gòn, đầu tiên Bác đến nước Trung Quốc.

B. Ngày 15-6-1911, tại Phan Thiết, đầu tiên Bác đến nước Pháp.

C. Ngay 5- 6-1911, tại Sài Gòn, đầu tiên Bác đến nước Pháp.

D. Ngày 15-6-1911, tại Sài Gòn, đầu tiến Bác đến nước Pháp.

Câu 103. Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba?

A. Quốc tế thứ ba bênh vực quyền lợi cho các nước thuộc địa.

B. Quốc tế thứ ba giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.

C. Quốc tế thứ ba ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

D. Quốc tế thứ ba chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Câu 104. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam?

A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18 - 6 - 1919).

B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12 - 1920).

C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê – nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925.

Câu 105. Để nghiên cứu, học tập chù nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở nước nào?

A. Liên Xô.

B. Pháp.

C. Trung Quốc.

D. Anh.

Câu 106. Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại." Hãy cho biết đoạn văn trên là của ai, viết trong tác phẩm nào?

A. Của Lê nin, trong sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

B. Của Mác - Ăng ghen trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản.

C. Của Nguyễn Ái Quốc trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa.

D. Lời trích trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng tư sản Pháp.

Câu 107. Nguyễn Ái Quốc rời Pari đến Liên Xô vào thời gian nào?

A. Tháng 6-1924.

B. Tháng 6 -1922

C. Tháng 12-1923.

D. Tháng 6 -1923.

Câu 108. Sự kiện ngày 17 – 6 -1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là:

A. Người dự Đại hội nông dân Quốc tế.

B. Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

C. Người dự Đại hội Quốc tế phụ nữ.

D. Người dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.

Câu 109. Đặc điểm của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là gì?

A. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thanh lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 - 2 - 1930).

B Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

C. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.

D. Quá trình chuẩn bị thực hiện chủ trương "vô sản hoá" để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.

Câu 110. Tư năm 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yêu ở các nước:

A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

B. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.

C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.

D. Câu A và câu c đúng.

Câu 111. Trong những năm 1919 - 1925 có sự kiện lịch sử nào tiêu biểu gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

A. Nguyễn Ái Quốc tìm đến Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin tìm ra con đương cứu nước đúng đắn.

C. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai.

D Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.

Câu 112. Sự kiện nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 - 1924?

A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.

D. Viết "Bản án chế độ thực dân Pháp".

Câu 113. Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1930 là gì?

A. Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đương cứu nước đúng đắn.

B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.

D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 114. Đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp người đi trước là:

A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

B. Đi sang châu Mỹ tìm đường cứu nước.

C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 115. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là:

A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).

C. Đọc luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).

Câu 116. Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy. Đó là nội dung của tờ báo nào của Nguyễn Ái Quốc.

A. Đời sống công nhân

B. Nhân đạo

C. Người cùng khổ

D. Tạp chí Thư tín Quốc tế

Câu 117. Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười"?

A. Khi sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa ri.

B. Khi đọc luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Khi viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo "Người cùng khổ".

D. Khi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).

Câu 118. Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò, sức mạnh to lớn của nông dân ở các nước thuộc địa trong :

A. Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12-1920)

B. Hội nghị Quốc tế nông dân (6-1923)

C. Đại hội Quốc tế cộng sản lần V (1924)

D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929)

Câu 119. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:

A. Đời sống công nhân.

B. Người cùng khổ (Le Paria).

C. Nhân đạo.

D. Sự thật.

Câu 120. Thời gian tháng 6 - 1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là sự kiện nào?

A. Người dự Hội nghị Quốc tế nông dân.

B. Người dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.

C. Người dự Đại hội Quốc tế phụ nữ.

D. Người dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản.

Câu 121. Trong quá trình hoạt động để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc)?

A. Dự Hội nghị Quốc tế nông dân.

B. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản.

C. Ra báo "Thanh niên".

D. Xuất bản tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp".

Câu 122. Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1922 là:

A. "Bản án chế độ thực dân Pháp".

B. "Đường Kách mệnh".

C. Báo "Thanh niên".

D. Tất cả đều đúng.

Câu 123. Thời gian ở Liên Xô 1923 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo:

A. Đời sống công nhân.

B. Báo "Nhân đạo", Báo "Sự thật".

C. Tạp chí "Thư tín Quốc tế", Báo "Sự thật".

D. Tạp chí "Thư tín Quốc tế".

Câu 124. Cuối 1924 đã diễn ra sự kiện gì gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

A. Nguyễn Ái Quốc ròi Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.

B. Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.

C. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm "Đường Kách mệnh".

D. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 125. Những sự kiện nào dưới đây thúc đẩy quá trình phổ biến chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam?

A. Tác phẩm "Đường Kách mệnh" và "Bản án chế độ thực dân Pháp" được đưa vào Việt Nam.

B. Báo "Người cùng khổ", báo "Thanh niên" được phổ biến ở Việt Nam.

C. Chủ trương "Vô sản hoá" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. Cả ba vấn đề trên.

Câu 126. Những hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc:

A. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu - Trung Quốc, ra báo "Thanh niên".

B. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước.

C. Chủ trương phong trào "Vô sản hoá".

D. Phong trào bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và cưa Bến Thủy.

Câu 127. Ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1925?

A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng Chủ nghĩa Mác - Lênin.

B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.

C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thể giới.

Câu 128. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào? Ở dâu?

A. Tháng 5 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

B. Tháng 6 - 1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).

C. Tháng 7 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

D. Tháng 6 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 129. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:

A. Báo Thanh niên.

B. Tác phẩm "Đường Kách mệnh".

C. "Bản án chế độ thực dân Pháp".

D. Báo "Người cùng khổ".

Câu 130. Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ải Quốc?

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

- Cách mạng phải do đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.

- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới.

A. Tạp chí Thư tín Quốc tế.

B. "Bản án chế độ thực dân Pháp".

C. "Đường Kách mệnh".

D. Báo "Người cùng khổ".

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án
66C99B
67B100C
68D102A
69D102C
70B103A
71A104C
71C105B
73B106A
74C107D
75D108B
76C109A
77D110A
78A111B
79C112A
80B113A
81D114A
82C115C
83C116C
84B117B
85C118C
86C119B
87A120B
88B121C
89D122A
90B123C
91C124B
92C125D
93C126A
94D127B
95B128B
96D129A
97C130C
98A
----------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (Phần 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Địa lý lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 2.243
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm