Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 - Bài 20

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh lớp 9 ôn tập dễ dàng với nội dung câu hỏi bám sát chương trình học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939

Câu 1. Năm 1933 chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở đâu?

a. Đức, Anh, Pháp.

b. Đức, I-ta-li-a, Mĩ.

c. Đức, Nhật, I-ta-li-a.

d. Đức, Pháp, Mĩ.

Câu 2. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? Ở đâu?

a. Tháng 6/1934: Tại Ma Cao (Trung Quốc).

b. Tháng 7/1935: Tại Mat-xcơ-va (Liên Xô).

c. Tháng 3/1935: Tại Ma Cao (Trung Quốc).

d. Tháng 7/1935: Tại I-an-ta (Liên Xô).

Câu 3. Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7/1935) xác định kẻ thù trước mắt nguy hiểm của nhân dân thế giới là gì?

a. Chủ nghĩa thực dân cũ.

c. Chủ nghĩa phát xít.

b. Chủ nghĩa thực dân mới.

d. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Câu 4. Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7/1935) đã có những chủ trương gì?

a. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước.

b. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.

c. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.

d. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.

Câu 5. Trong năm 1936, Mặt trận nhân dân nước nào làm nòng cốt, thắng cử vào Nghị viện, lên cầm quyền và ban hành một số chính sách tiến bộ cho các nước thuộc địa.

a. Nước Đức.

b. Nước Pháp.

c. Nước Anh.

d. Nước Tây Ban Nha.

Câu 6. Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng Sản làm nòng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền vào năm nào?

a. 1935

b. 1936

c. 1937

d. 1938

Câu 7. Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kỳ 1936 - 1939 dựa trên cơ sơ nào?

a. Đường lối nghị quyết của Quốc tế cộng sản.

b. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.

c. Tình hình thế giới, trong nước có sự thay đổi và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản.

d. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.

Câu 8. Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ 1936-1939 là:

a. Bọn phản động thuộc địa.

b. Chủ nghĩa phát xít.

c. Bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai.

d. Thực dân Pháp và chính quyền phong kiến.

Câu 9. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ 1936-1939 là gì?

a. Chống phát xít chống chiến tranh.

b. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.

c. Chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình.

d. Chống thực dân Pháp giành độc lập và chống phong kiến đòi ruộng đất cho dân cày.

Câu 10. Năm 1936 Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận gì?

a. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

b. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

c. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.

d. Mặt trận nhân dân Đông Dương.

Câu 11. Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì?

a. Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương.

b. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

c. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

d. Mặt trận Việt Minh.

Câu 12. Đến tháng 3/1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì?

a. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.

b. Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương.

c. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

d. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Câu 13. Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kỳ 1936-1939 có gì khác so với thòi kỳ 1930 -1931?

a. Đấu tranh bí mật.

b. Đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai.

c. Đấu tranh bất hợp pháp.

d. Đấu tranh công khai.

Câu 14. Khẩu hiệu đấu tranh của thòi kỳ cách mạng 1936-1939 là gì?

a. “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”.

b. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”.

c. “Độc lập dân tộc”, “Người cày có ruộng”.

d. “Chống phát xít chong chiến tranh đế quốc chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.

Câu 15. Tháng 8/1936 Đảng chủ trương phát động phong trào gì?

a. Đông Dương đại hội.

b. Phong trào đòi dân sinh dân chủ.

c. Vận động người của Đảng vào Viện dân biểu.

d. Mít tinh diễn thuyết thu thập “dân nguyện”.

Câu 16. Mít tinh biểu tình đưa “dân nguyện” đó là hình thức đấu tranh của phong trào nào?

a. Đông Dương đại hội.

b. Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới của xứ Đông Dương.

c. a và b đúng

d. a và b sai

Câu 17. Qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”, lực lượng nào tham gia đông đảo và hăng hái nhất?

a. Công nhân và nông dân.

b. Học sinh và thợ thủ công.

c. Trí thức và dân nghèo thành thị.

d. Câu a và c đúng.

Câu 18. Cuộc đấu tranh công khai, họp pháp trong những năm 1936- 1939 thực sự là một cuộc cách mạng gì?

a. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.

b Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

c. Một cuộc đấu tranh giai cấp.

d. Một cuộc tổng diễn tập cho giai đoạn cách mạng tiếp theo.

Câu 19. Cuộc mít tinh khổng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại Khu Đấu Xảo (Hà Nội) vào ngày nào?

a. 1/5/1930.

b. 1/5/1935.

c. 1/5/1938.

d. 1/5/1939.

Câu 20. Phong trào đấu tranh của giai cấp công-nông và các tầng lớp nhân dân tiêu biểu nhất trong thời kỳ 1936-1939 là gì?

a. Cuộc vận động Đông Dương đại hội (1936).

b. Phong trào đón rước phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới Đông Dương (1937).

c. Tổng bãi công của công nhân Công ty than Hòn Gai (11/1936) và cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo (Hà Nội) 5/1938

d. Phong trào báo chí tiến bộ và đấu tranh nghị trường.

Câu 21. Hình thức hoạt động dân chủ công khai thời kỳ 1936-1939 là gì?

a. Lập hội ái hữu, hội cứu tế.

b. Xuất bản báo chí.

c. Đấu tranh nghị trường.

d. a, b và c đúng.

Câu 22. Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng dân chủ 1936- 1939 là gì?

a. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phần quyền dân sinh, dân chủ.

b. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức.

c. Thành lập Mặt trận Dân chủ Nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội.

d. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất.

Câu 23. Vì sao cao trào dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945?

a. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng, trình độ của Đảng viên được nâng cao.

b. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến rộng rãi.

c. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp xung quanh Đảng.

d. Tất cả đều đúng.

ĐÁP ÁN

1.b 2.c 3.c 4.b 5.b 6.b 7.c 8.c 9.c 10.a 11.b 12.a

13.b 14.d 15.a 16.b 17.a 18.a 19.b 20.c 21.d 22.d 23.d

Đánh giá bài viết
2 2.990
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 9

    Xem thêm